Rau muống còn gọi là rau bìm bìm nước, có hai loại: rau muống nước (trồng bằng cách cắt cọng già rồi trồng thả trên nước) và rau muống cạn (trồng bằng hạt theo luống đất cạn, thường bò trên đất, thân rỗng, dày, có đốt, mặt ngoài nhẵn). Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2 ..., và nhiều chất nhầy.
|
Rau muống có tác dụng chống táo bón. Khi bị sốt cao, khó thở có thể dùng thân rau muống với mướp đắng và lá xoan giã nát đắp lên ngực hoặc lên trán để hạ nhiệt. Khi bị “giời leo” nên dùng đọt rau muống, lá vòi voi, mỗi thứ 5-10 đọt, giã nát rồi đắp lên chỗ viêm loét. Đặc biệt, trong ngọn rau muống còn có một chất giống như insulin, vì vậy những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.
BS Trang Xuân Chi
>> Canh rau muống
>> Canh rau muống chả cua
Bình luận (0)