Hiện tại, chẳng thể nói rằng quan hệ hiện tại giữa Nga với Mỹ và EU thuận buồm xuôi gió. Ngược lại, quan hệ của Nga với Trung Quốc, các nước láng giềng ở Trung Á và nhiều nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm cả Ấn Độ lẫn Pakistan, lại được thúc đẩy mạnh mẽ. Chuyến thăm Ấn Độ lần này của ông Putin tràn đầy triển vọng thành công. Chỉ riêng những thỏa thuận hợp tác trên lĩnh vực quân sự và an ninh cũng đủ làm bằng chứng thuyết phục về tầm vóc mới của quan hệ Nga - Ấn.
Cả hai nước đều tận dụng triệt để những lợi thế, tác động thuận lợi của mối quan hệ truyền thống hữu nghị và tốt đẹp. Đồng thời, hai bên đều tranh thủ nhau làm đối trọng trong quan hệ đối ngoại của từng bên lẫn thế cuộc ảnh hưởng địa chiến lược ở khu vực. Chẳng hạn như việc cần chuẩn bị cho thời hậu chiến ở Afghanistan nhằm đáp ứng lợi ích an ninh và ảnh hưởng của Nga cùng Ấn Độ ở khu vực. Ngoài ra, quan hệ giữa Moscow và New Delhi còn làm đối trọng với Washington, Bắc Kinh, EU cũng như một số đối tác khác. Nga và Ấn đều là thành viên của nhóm BRICS nên cùng muốn trật tự thế giới cần đa cực hơn. Vì thế, mức độ quan hệ tốt đẹp trong bối cảnh hiện tại là con chủ bài chính trị đối với cả hai bên.
La Phù
>> Cường quốc quân sự Ấn Độ
>> Ấn Độ sẽ mua hơn 100 chiến đấu cơ, trực thăng Nga
>> Ấn Độ, ASEAN hợp tác an ninh biển
>> Ấn Độ chọn trực thăng Chinook của Mỹ
>> Mỹ ủng hộ vai trò lãnh đạo của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương
>> Ấn Độ sẵn sàng cử lực lượng bảo vệ lợi ích ở biển Đông
>> Nga mua thêm 30 chiếc Su-30SM
Bình luận (0)