Hợp đồng này bị đánh giá là khiến EDF chuyển giao quá nhiều kỹ thuật quan trọng cho đối tác. Ngoài ra, Chủ tịch EDF Henri Proglio cũng phải giải trình việc chủ động đàm phán với CGNPC mà không thông báo với Tập đoàn năng lượng AREVA (Pháp), vốn chuyên xây dựng các lò phản ứng.
|
Trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien ngày 27.12, Giám đốc sản xuất EDF Hervé Machenaud cho biết sau một thời gian bị Bộ Kinh tế “treo lại”, đến tháng 10, hợp đồng đã chính thức được ký kết, lần này ngoài 2 đối tác cũ, phía Pháp có thêm AREVA. Để trấn an dư luận, một quan chức khác của EDF khẳng định còn ký thêm một số thỏa thuận ràng buộc về sở hữu trí tuệ, để đảm bảo công nghệ hạt nhân của Pháp không bị sao chép. Tuy nhiên, Ban Thanh tra tài chính vẫn quyết định điều tra vụ việc để làm rõ liệu Chủ tịch Proglio có “qua mặt” nhà chức trách hay không.
Lan Chi
>> Nga sắp hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Borey thứ ba
>> Nâng cao trình Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận lên 15 m
>> Trung Quốc đổ 1,6 tỉ USD vào “TP.Tam Sa”
>> Dân Trung Quốc lo ngại về an ninh
>> Trung Quốc tăng cường tàu hải giám
Bình luận (0)