Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 1.1 dẫn nguồn từ tờ Apple Daily (Đài Loan) cho hay Đài Loan vừa phanh phui vụ án gián điệp lớn nhất tại đảo này từ trước đến nay. Theo đó, Ủy ban Giám sát Đài Loan vừa yêu cầu cơ quan phòng vệ cung cấp nội dung điều tra liên quan đến vụ việc, được cho là có dính dáng đến cựu thiếu tướng La Hiền Triết. Từng đứng đầu bộ phận thông tin của cơ quan chỉ huy lực lượng phòng vệ mặt đất của Đài Loan, ông này hồi năm ngoái bị tuyên án chung thân bởi tội danh làm gián điệp cho Trung Quốc.
|
Danh sách 87 sĩ quan trên có đến 5 thượng tướng, 18 trung tướng, 16 thiếu tướng, 25 đại tá, 14 trung tá, 4 thiếu tá… Nằm trong số này, ông Hoắc Thủ Nghiệp, từng đứng đầu cơ quan tham mưu lực lượng phòng vệ Đài Loan, và ông Lâm Trấn Di đang đứng đầu cơ quan tham mưu lực lượng phòng vệ Đài Loan. Bên cạnh đó, 4 nhân vật bị xem là phạm tội nghiêm trọng nhất gồm: trung tướng Kim Nãi Kiệt, từng đứng đầu cơ quan tình báo Đài Loan; Hác Bảo Tài, lãnh đạo số 2 của cơ quan tình báo Đài Loan; ông Dương Thiên Tiếu, đứng đầu lực lượng phòng vệ mặt đất Đài Loan, và thượng tướng Triệu Thế Chương.
Vì thế, Ủy ban Giám sát Đài Loan thừa nhận đây là vụ trọng án gián điệp có số người bị xử đông nhất, cấp cao nhất và phạm vi nhân vật phạm tội rộng khắp nhất trong lịch sử của lãnh thổ này. Bài báo dẫn lời một quan chức tên Trình Nhân Hoằng thuộc ủy ban này nhận xét: “Chưa bao giờ lại thấy nhiều “sao” tới vậy”. Bài báo cũng dẫn lời người phát ngôn lực lượng phòng vệ Đài Loan La Thiệu Hòa cho biết họ tôn trọng đề nghị của Ủy ban Giám sát Đài Loan. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên này, do nội dung điều tra vụ án này có nhiều điều cơ mật nên không thể công bố ra bên ngoài. Đến nay, phía Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về vụ việc trên.
Tàu Hải giám Trung Quốc hoạt động gần vịnh Bắc bộ Tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 2.1 dẫn thông báo của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cơ quan này vừa điều 2 tàu Hải giám 75 và Hải giám 84 đến hoạt động gần vịnh Bắc bộ ở biển Đông. Liên quan đến biển Đông, Reuters ngày 31.12.2012 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh giải thích quy định mới về việc cảnh sát biển tỉnh Hải Nam kiểm tra và bắt giữ tàu thuyền qua lại chỉ áp dụng trong 12 hải lý “ven bờ Hải Nam”. Tuy nhiên, dựa theo nội dung do bản tin trên trích dẫn thì chưa rõ “ven bờ Hải Nam” là ven bờ của đảo Hải Nam hay ven bờ tỉnh Hải Nam. Hồi tháng 7, Trung Quốc thành lập cái gọi là “TP. Tam Sa”, trực thuộc tỉnh Hải Nam, để quản lý trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vì thế, nếu “ven bờ Hải Nam” trên là ven bờ tỉnh Hải Nam thì Trung Quốc sẽ kiểm tra cả tàu thuyền trong phạm vi 12 hải lý ven bờ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nếu thế, điều này ẩn chứa nhiều bất ổn. Trong một diễn biến khác, báo The Asahi Shimbun của Nhật vừa dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo khả năng xung đột “không thể tránh khỏi” giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trùng Quang |
Lucy Nguyễn
>> Đài Loan sắp thăm dò dầu khí phi pháp ở Trường Sa
>> Đài Loan âm mưu thăm dò dầu khí ở Trường Sa
>> Học sinh gốc Việt làm từ thiện ở Đài Loan
Bình luận (0)