Kết quả cho thấy đây là khu vực giàu tiềm năng khảo cổ - đặc biệt những tích tụ khảo cổ tiền sử, với tầng văn hóa chứa các di vật có độ dày từ 50 đến 70 cm - là khu cư dân với xưởng chế tác công cụ có khung niên đại 3.500 - 3.000 năm. Di vật thu được về đồ đá có bàn mài, dao đá, đục, rìu, cuốc, chì lưới, mũi nhọn, mảnh tước, phác vật, phế vật cũng như đá nguyên liệu dùng chế tác công cụ. Về đồ gốm có các dọi se chỉ, các bộ phận của loại hình bát bổng, gốm hình sừng bò, gốm ghè tròn. Một số khác thể hiện sự đa dạng của đời sống sản xuất của cư dân tiền sử, có sự liên hệ gần gũi với các di tích khác ở hạ lưu sông Đồng Nai, được các nhà khoa học xếp vào khu vực văn hóa Đồng Nai tiền sử. Riêng về nền chùa Hội Sơn, cuộc khai quật cho thấy một số lần xây dựng lại chùa trong quá khứ với các kết cấu đá ong và gạch ở phần móng của công trình. Việc nghiên cứu dựa trên thành quả khai quật để hoàn thiện báo cáo về mặt khoa học sẽ được tiếp tục vào năm 2013.
Giao Hưởng
>> Khảo cổ học “nhón chân” vào thế giới phẳng
>> Công bố hơn 500 phát hiện khảo cổ học
>> Lý Hải chung tay xây dựng lại chùa Hội Sơn
>> Cổ vật cháy theo cổ tự Hội Sơn
Bình luận (0)