Phát triển mô thận từ tế bào gốc

23/01/2013 17:45 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học tại Nhật đã phát triển thành công mô thận người từ tế bào gốc, đem đến hy vọng cho hàng triệu người có nội tạng bị hư hại.

(TNO) Các nhà khoa học tại Nhật đã phát triển thành công mô thận người từ tế bào gốc, đem đến hy vọng cho hàng triệu người có nội tạng bị hư hại, theo AFP.

Tế bào gốc vốn có khả năng được "lập trình" để trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể người.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Kenji Osafune đến từ Trường đại học Kyoto (Nhật) đứng đầu, tìm cách làm cho những tế bào gốc phát triển thành mô thận.

Phát triển được mô thận từ tế bào gốc
Tế bào gốc được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Shutterstock

Thận vốn có cấu trúc phức tạp và không dễ chữa trị một khi đã bị hư hỏng.

Nhưng nghiên cứu mới đã tìm ra cách để các cơ quan nội tạng có thể tự hồi phục.

Nhóm các nhà khoa học đã tạo ra được mô trung bì từ tế bào gốc. Mô trung bì là hình thức trung gian giữa tế bào gốc chưa được "lập trình" và mô thận hoàn chỉnh.

Có khoảng 200 loại tế bào trong cơ thể người nhưng những mô này chỉ phát triển thành 3 loại tế bào. Đó là tế bào tuyến thượng thận, tế bào sinh sản và tế bào thận.

Mô trung bì trung gian này có thể tiếp tục được nuôi cấy trong ống nghiệm hoặc được đưa vào cơ thể người để phát triển thành tế bào thận.

Nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san Nature Communications.

Đức Trí

>> Chữa bệnh điếc bằng tế bào gốc
>> Ứng dụng tế bào gốc điều trị bàn chân đái tháo đường
>> Tế bào gốc kích thích sáng tạo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.