Người khiếm thị học giới tính

31/01/2013 11:05 GMT+7

Nhóm SV đến từ trường ĐH Sư phạm TPHCM bỏ tiền túi làm đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh khiếm thị từ 12-18 tuổi. Sản phẩm đạt giải nhất Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012 do Thành Đoàn TPHCM tổ chức và giải nhì cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do T.Ư Đoàn và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Nhóm SV đến từ trường ĐH Sư phạm TPHCM bỏ tiền túi làm đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh khiếm thị từ 12-18 tuổi. Sản phẩm đạt giải nhất Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012 do Thành Đoàn TPHCM tổ chức và giải nhì cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do T.Ư Đoàn và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Công trình do nhóm SV khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm TPHCM) gồm: Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh thực hiện, được ứng dụng ban đầu ở trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM), nơi nâng đỡ và nuôi dạy các thành viên khiếm thị trong nhóm.

Người khiếm thị học giới tính
Tìm hiểu tâm tư của học sinh khiếm thị để xây dựng nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục giới tính

“Học sinh khiếm thị như tụi mình chỉ được học giới tính qua các mô hình, sờ vào để phân biệt”, Trần Thái Hòa, thành viên khiếm thị trong nhóm nghiên cứu kể.

Một lần, Hòa được một em gái khiếm thị kể câu chuyện em bị người khác sàm sỡ. Qua cách kể ngây ngô của cô bé, Hòa biết rằng không chỉ riêng cô bé, mà nhiều học sinh khiếm thị đều có kiến thức không đầy đủ về giáo dục giới tính.

“Việc xâm hại tình dục đối với người khiếm thị là chuyện đang xảy ra, đặc biệt là những vùng nông thôn. Trong khi đó, các tài liệu, sách báo… giúp họ nhận thức và vượt qua hầu như không có”, Hòa nói. Từ đó, Hòa cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện công trình giúp học sinh khiếm thị học giới tính.

Khó khăn đầu tiên ngay sau khi bắt tay vào việc là tiếp xúc, trò chuyện cùng học sinh khiếm thị về giới tính.

“Phải làm sao để các em chia sẻ hết suy nghĩ, băn khoăn về vấn đề khó nói này. Những câu chuyện, suy tư của các em chính là cốt lõi để dựng nên các bài học được ghi trong CD và cũng là hướng để tụi mình xây dựng đề tài, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà tư vấn”, Đặng Mạnh Cường, thành viên trong nhóm cho biết.

“Thế mạnh của học sinh khiếm thị là đôi tai. Thu âm là phương pháp tốt nhất mang những câu chuyện, bài học đến các em”, Hòa nói. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm nhà tài trợ để phát hành miễn phí rộng rãi đĩa CD giáo dục giới tính cho học sinh khiếm thị trên địa bàn TPHCM.

Theo Lê Quang Minh / Tiền Phong 

>> Người lớn là... rào cản khi giáo dục giới tính
>> Giáo dục giới tính cho học sinh
>> Kiện nhà trường vì giáo dục giới tính không chính xác
>> Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt
>> Malaysia cấm sách giáo dục giới tính “tục tĩu”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.