>> Những sinh viên không về quê ăn Tết
>> Ăn tết vui mà khỏe
>> Nhiều bệnh nhân phấn khởi xuất viện về nhà ăn tết
>> Chuyến xe mùa xuân đưa 1.500 sinh viên về quê ăn tết
>> Ăn Tết quê chồng hay quê vợ?
>> Ăn tết xa quê để mẹ khỏi vay tiền mua vé xe
>> Tây ăn tết ta
>> Triển khai tour du lịch Tây ăn Tết ta
Ngay từ chiều 29 tết, các ngả đường đổ về trung tâm Hà Nội đã đông nghịt người. "Năm nào cũng vậy, cứ giao thừa là tụi mình có mặt tại hồ để vừa xem bắn pháo, vừa chứng kiến thời khắc chuyển giao sang năm mới”, Trần Minh Thắng, nhân viên một công ty tư nhân đang cùng nhóm bạn đổ về bờ hồ cho biết.
Đúng thời khắc giao thừa, khi pháo hoa vụt sáng cũng là thời điểm mọi người trông đợi đã đến. Từng đợt pháo hoa rực rỡ sắc màu bay trên bầu trời thủ đô. Những ánh mắt, những lời chúc tụng vang lên, cho một năm mới hứa hẹn nhiều niềm vui, hạnh phúc và viên mãn.
“Thành lệ rồi, năm nào mình cũng đón giao thừa cùng gia đình ở bờ hồ. Cảm giác khi chào năm mới tại đây có gì đó lâng lâng hơn bình thường”, chị Trần Thị Hồng Phương, nhà ở đường Lạc Long Quân cho biết.
Trong làn mưa bụi và cái rét của Hà Nội, không khí chào năm mới cực kỳ náo nhiệt. Sau màn chúc mừng năm mới rất riêng của từng người, những đợt pháo hoa cuối cùng chấm dứt, mọi người bắt đầu du xuân. Cành lộc, muối lộc… là những dịch vụ đắt hàng trong đêm giao thừa. Với giá bán phổ biến 20.000 đồng/món, những thứ đồ này thu hút nhiều người mua, để cầu may cho năm mới.
Tại các huyện ngoại thành, người dân cũng nô nức đến những điểm trung tâm để đón giao thừa. Mỗi người một cách khác nhau, song tâm trạng chung là vui vẻ, hứng khởi và phấn chấn. Khu vực tượng đài phụ nữ tại thị trấn Phùng (H.Đan Phượng, Hà Nội), đông kín người chờ xem bắn pháo hoa.
|
Hà Nội trước giây phút giao thừa
|
Ngọc Thắng - Đan Hạ - Bùi Thanh Xuân
(thực hiện)
Bình luận (0)