Hãng Viteos nhấn mạnh rằng các hòn đảo này được thực hiện dành cho mục đích nghiên cứu và phát triển chứ không nặng về kinh tế.
Trong thông cáo báo chí, Philippe Burri, Giám đốc kỹ thuật của Viteos, giải thích rằng những hòn đảo sẽ cho phép công ty thu nhận dữ liệu về tác động ăn mòn của gió, nước, sóng đối với vật liệu được cài đặt.
Các hòn đảo có thể xoay 220 độ để theo liên tục hướng chiếu sáng của mặt trời nhằm phát huy tối đa việc thu năng lượng. Thiết kế cũng bao gồm hệ thống nhiều ngăn có thể thổi phồng nhằm mục đích giảm chi phí nhưng dễ dàng cho việc lắp đặt hoặc tháo dỡ, vận chuyển đến vị trí mới. Vị trí của các đảo cũng được tính toán để tránh tác động của các tàu thuyền trên hồ.
Tạp chí Gizmag cho biết hãng Viteos dự tính sẽ để ba hòn đảo này yên vị tại hồ Neuchâtel đến tháng 8.2013 trước khi kéo chúng đến vị trí mới vào năm 2014, thời gian thử nghiệm độ bền có thể lên đến 25 năm.
Tạ Xuân Quan
>> Kỷ lục mới của tế bào quang năng dẻo
>> Máy bay quang năng vòng quanh thế giới
>> Cánh buồm quang năng
>> Tế bào quang năng kiểu mới
>> Năng lượng từ lá nhân tạo
Bình luận (0)