>> Kiểm tra hạt hướng dương tại TP.HCM
>> Xét nghiệm tìm chất cấm trong hạt hướng dương
Tuy nhiên số lượng mẫu còn hạn chế, chưa đủ phản ánh thực tế nên Cục ATTP đã đề nghị các viện kiểm nghiệm trên toàn quốc tiếp tục kiểm tra trên diện rộng và lưu ý lấy mẫu tại địa bàn giáp biên giới.
Theo Cục ATTP, từ tháng 2.2013, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng 2 loại phèn là kali nhôm sunfat và amoni nhôm sunfat trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Kali nhôm sunfat (chỉ số quốc tế INS là 522) được sử dụng trong nhóm thực phẩm: rau đóng hộp, đóng chai (đã thanh trùng) hoặc đóng túi (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) và tảo biển. Amoni nhôm sunfat (chỉ số quốc tế INS là 523) được dùng trong nhóm thực phẩm: cá và sản phẩm thủy sản rán và/hoặc nấu chín, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.
Bột talc (loại chỉ để dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm) là phụ gia thực phẩm có chỉ số quốc tế INS: 553 (iii), được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như: sữa bột, cream bột (nguyên chất), các sản phẩm tương tự sữa bột và cream bột, pho mát ủ chín hoàn toàn (kể cả bề mặt), sản phẩm whey và whey khô, không bao gồm pho mát whey, hỗn hợp cacao (bột) và bánh cacao.
Như vậy, cả hai chất trên đều hiện không được sử dụng trong chế biến hạt hướng dương. Ông Lâm Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc (Cục ATTP) giải thích: sử dụng phụ gia còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa chất đó với loại thực phẩm, vì vậy nó có thể được phép sử dụng trong thực phẩm này mà không được trong thực phẩm khác.
Liên Châu
Bình luận (0)