Để kiểm tra hệ thống, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 637 ngôn ngữ được coi là sinh ngữ đang được sử dụng tại châu Á - Thái Bình Dương, qua đó mong tái tạo các tử ngữ từng là nền tảng ban đầu cho các sinh ngữ này.
Hiện nay việc nghiên cứu tái tạo ngôn ngữ cổ được thực hiện bởi các nhà ngôn ngữ học, nhưng quá trình này rất công phu và chậm chạp.
Giáo sư Dan Klein tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho biết, cần phải có bộ dữ liệu khổng lồ từ hàng ngàn ngôn ngữ trên thế giới, rất tốn thời gian để tham khảo chéo nhằm tìm ra những khoảng trống là sự biến đổi của ngôn ngữ cổ qua không gian và thời gian. Sức người có hạn, vì vậy đây là nơi mà máy tính "tỏa sáng".
Ngôn ngữ gốc bị biến đổi từ từ qua thời gian, cách phát âm không đồng nhất làm nảy sinh thế hệ con cháu của ngôn ngữ gốc. Với phần mềm máy tính, những mẫu còn lại có thể làm cơ sở để xác định mô hình và “đảo ngược” theo thời gian.
Các nhà khoa học đã chứng minh hiệu quả hệ thống của họ bằng cách tác động vào nhóm ngôn ngữ Austronesian đang được sử dụng tại Đông Nam Á, một phần châu Á và Thái Bình Dương.
Từ cơ sở dữ liệu bao gồm 142.000 từ, phần mềm của hệ thống máy tính đã có thể tái tạo phần nào ngôn ngữ thời xa xưa. Họ tin rằng 7.000 năm trước đây dạng ngôn ngữ nguyên thủy này từng là sinh ngữ trước khi thoái hóa thành tử ngữ như ngày nay.
Theo hãng tin BBC thì cách mà phần mềm máy tính thực hiện so sánh với sự xác định công phu của các nhà ngôn ngữ học đạt sự tương đồng 85%.
Phần mềm máy tính sẽ so sánh, đối chiếu, sàng lọc để lựa chọn kết quả nhanh hơn nhiều so với sức người. Tuy nhiên, để có kết quả đạt độ chính xác cao vẫn cần đến sự hiệu đính của các chuyên gia ngôn ngữ.
Tiến sĩ Klein thừa nhận phần mềm máy tính vẫn còn một số thiếu sót trong cách biến đổi hình thái của ngôn ngữ.
Tạ Xuân Quan
>> Cứu ngôn ngữ của Chúa Jesus
>> Phát hiện ngôn ngữ bị quên lãng ở Thổ Nhĩ Kỳ
>> Google thu thập các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Bình luận (0)