(TNO) Những đại dương bên dưới mặt trăng Europa của sao Mộc có thể là nơi tuyệt vời để cưu mang sự sống.
Báo cáo mới của các chuyên gia Mỹ đã nêu lên chứng cứ mạnh mẽ nhất cho thấy nước muối từ biển chất lỏng khổng lồ bên dưới lớp băng dày của Europa có thể tìm đường nổi lên bề mặt.
|
Điều này càng củng cố thêm hy vọng lâu nay về sự tồn tại của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc, theo đó cho thấy có sự trao đổi hóa học giữa đại dương và bề mặt, biến biển cả thành một môi trường hóa học dồi dào hơn.
Kết luận trên rút ra từ cuộc nghiên cứu và phân tích của Giáo sư Mike Brown, nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ California và Kevin Hand đến từ Phòng Thí nghiệm Động lực học của NASA, theo chuyên san Astronomical Journal.
Sự trao đổi hóa chất giữa đại dương và bề mặt có nghĩa là năng lượng có thể đến được lòng biển, điều kiện hết sức quan trọng cho sự sống phát sinh.
“Điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn biết được trong lòng biển có gì, bạn chỉ cần thu thập mẫu ở bề mặt”, theo Giáo sư Brown.
Đại dương trên Europa được cho là bao phủ khắp thiên thể này và sâu khoảng 96 km bên dưới lớp băng mỏng.
Hạo Nhiên
>> Phi thuyền Juno thẳng hướng sao Mộc
>> Tìm kiếm sự sống trên mặt trăng sao Mộc
Bình luận (0)