Theo ông Nguyễn Hữu Linh, Phó viện trưởng Viện KSND TP.Đà Nẵng, dự thảo luật Đất đai sửa đổi cần được hệ thống, quy định tập trung, rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất cao và mang tính ổn định lâu dài để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai như một đạo luật gốc. Theo các đại biểu, dự thảo luật Đất đai sửa đổi chưa quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai. Trong khi đó, luật Tố tụng hình sự quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai rất phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài qua nhiều thủ tục. Mặt khác, dự thảo luật Đất đai sửa đổi phải làm sao cho tương thích với bộ luật Tố tụng dân sự khi tại điểm a, khoản 3 điều 159 quy định: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.
Cũng căn cứ theo bộ luật Dân sự, luật Kinh doanh bất động sản, luật Nhà ở, ông Linh đề xuất thay vì ghi tên “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất” quá dài dòng, nên ghi lại cho gọn là “Giấy chứng nhận bất động sản”. Thuật ngữ “tài sản khác gắn liền trên đất” cũng không ổn vì có tài sản dưới đất như các công trình ngầm...
Hữu Trà
>> Lấy ý kiến người dân về luật Đất đai đến ngày 31.3
>> Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
>> Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
>> Luật Đất đai phải giải quyết được những vướng mắc về thu hồi đất
>> Lấy ý kiến nông dân về dự thảo luật Đất đai
Bình luận (0)