Hỏi ra mới biết chỉ có Nhà hát kịch TP.HCM là có văn bản chính thức của Cục Nghệ thuật biểu diễn mời tham dự liên hoan, và Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM (5B) là “biết” về liên hoan vì đây là đơn vị trực thuộc Hội Sân khấu TP.HCM, do Hội có công văn do Cục gửi xuống đề nghị cùng tham gia tổ chức.
Còn lại những sân khấu chủ lực của thành phố như Kịch Phú Nhuận, Kịch IDECAF, Kịch Hoàng Thái Thanh, Nhà hát Thế Giới Trẻ đều trả lời là “không hề có văn bản chính thức nào của Cục gửi đến nói về Liên hoan”.
|
NSND Hồng Vân - Kịch Phú Nhuận - nói: “Tôi có nghe phong thanh từ năm ngoái, nên cũng chuẩn bị trước, chừng nào có liên hoan thì cứ lấy mấy vở vừa mới diễn tết mà tham gia. Kịch Phú Nhuận khá nhiều em trẻ, cứ thi thố cho vui, vì diễn tại sân khấu nhà, có mất gì đâu”.
|
Nghệ sĩ Ái Như - Kịch Hoàng Thái Thanh - nói: “Chúng tôi không kịp thời gian chuẩn bị, cũng không có người trẻ để dự thi. Vài em mới lên, tay nghề cũng được, nhưng thực sự chưa đủ sức”.
Đạo diễn Ngọc Hùng - Nhà hát Thế Giới Trẻ - cho hay: “Nếu có văn bản thì chúng tôi cũng cộng tác, nhưng phải có thời gian, chứ bây giờ chỉ còn hơn một tháng làm sao tập tuồng cho kịp. Chúng tôi không tham gia, vì nếu tham gia thì phải làm vở tử tế, gây tiếng vang, chứ không có chuyện tham gia cho vui”.
Theo Giám đốc NSƯT Khánh Hoàng - Nhà hát Kịch TP.HCM: “Chúng tôi có văn bản mời chính thức, nhưng không có kinh phí làm vở. Muốn làm phải đề xuất từ năm trước để được duyệt, chứ đùng một cái lấy đâu ra tiền. Vì vậy chúng tôi cho nghệ sĩ Đặng Thanh Nga mượn tư cách pháp nhân để cô ấy tham gia. Đó là cách ủng hộ người trẻ”. Đặng Thanh Nga sẽ tái dựng vở Duyên lạ hồn hoang mà cô từng công diễn tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cách đây 3 năm, rất sâu sắc.
Thực tế, lý do tế nhị có lẽ là các đơn vị xã hội hóa rất cân nhắc đồng tiền khi dựng vở. Họ không muốn dựng vở đi thi rồi đem về cất kho, dù có huy chương họ cũng chẳng ham. Sân khấu xã hội hóa tự móc tiền túi ra làm nghề, không dám phiêu lưu với nồi cơm của anh em nghệ sĩ. Vở đi thi cũng phải là vở bán vé luôn cho khán giả, vở kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, đa số thường chọn đạo diễn cứng tay, cũng có nghĩa là “cứng tuổi”. Còn đạo diễn trẻ thì hầu hết dựng vở hài nhẹ nhàng, dễ bán vé, đi thi chưa chắc có giải, vậy thì... khỏi đi.
Cứ như vậy, sân khấu TP.HCM mỗi lần liên hoan, hội diễn lại… thờ ơ.
Hoàng Kim
>> Hồng Vân làm đạo diễn Táo quân
>> Ái Như “đợi anh về”
>> Bất hợp lý xã hội hóa sân khấu
>> Nạn nhân lên sân khấu nói về bạo lực
>> Phương Thanh trổ tài khiêu vũ trên sân khấu Seashow
>> Mùa vắng của sân khấu thiếu nhi
>> Hè rộn rã trên sân khấu thiếu nhi
Bình luận (0)