Những nghi án tiêu cực: Giữ niềm tin hay mất tất cả?

27/03/2013 16:37 GMT+7

(TNO) Mùa giải mới chưa đi được bao lâu, nhưng những nghi án tiêu cực đã nở rộ như “nấm sau mưa”. Và cũng một lần nữa, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cùng ban tổ chức các giải đấu lại loay hoay với câu hỏi “bằng chứng đâu?”. Đó là điều rất lạ, khi mà gần như mọi điều kiện để giữ lại niềm tin đối với Bóng đá Việt Nam đã có…

(TNO) Mùa giải mới chưa đi được bao lâu, nhưng những nghi án tiêu cực đã nở rộ như “nấm sau mưa”. Và cũng một lần nữa, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cùng ban tổ chức các giải đấu lại loay hoay với câu hỏi “bằng chứng đâu?”. Đó là điều rất lạ, khi mà gần như mọi điều kiện để giữ lại niềm tin đối với Bóng đá Việt Nam đã có…

>> Bóng đá Việt Nam: Chuyện cái tầm và tâm
>> Nan giải tìm tân chủ tịch VFF
>> Chuyện chỉ có ở Bóng đá Việt Nam

 Hồng Sơn - Quang Minh
Thủ môn Dương Hồng Sơn đã có pha xử lý bóng khó hiểu trong trận Hà Nội T&T gặp K.Kiên Giang - Ảnh: Quang Minh

Khi công văn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an (C45) “nhắc nhở” VFF về việc cung cấp hồ sơ về trận đấu đầy tai tiếng - Siêu Cup Quốc gia 2012 chưa kịp nguội thì một lần nữa vài trận đấu, cá nhân tại Cúp Quốc gia vừa kết thúc lại bị đặt dấu hỏi về tư tưởng hay chuyên môn.

Trên sân Hàng Đẫy là Hồng Sơn với tình huống xử lý khó tin đối với một thủ thành dày dạn kinh nghiệm, có nhiều năm ăn cơm tuyển và tất nhiên chuyên môn hay thương hiệu đã được khẳng định.

Ở Pleiku, một thủ môn khác là Minh Nhựt đổ người rất chậm trước pha đánh đầu không mạnh và không hiểm của Hoàng Thiên để khiến Xi măng Xuân Thành Sài Gòn nhận thất bại vào những giây cuối của trận đấu. Việc mắc lỗi, nhất là ở vị trí của người gác đền không hiếm, nhưng trong bối cảnh “mập mờ” của Bóng đá Việt Nam hiện nay, rất khó có thể không đưa vào tầm ngắm.

Như đã nói, việc sai sót là rất khó có thể tránh khỏi trong các trận đấu. Nhưng trong con mắt của các nhà chuyên môn, rõ ràng tất cả sai lầm đó là khó có thể chấp nhận.

Bản thân ban tư vấn đạo đức của VPF cũng đã vào cuộc và đề nghị ban tổ chức vào cuộc ở trận Siêu Cup, cũng như xem xét lại tình huống của Hồng Sơn thì rõ ràng những gì mà truyền thông đặt dấu hỏi là không phải thiếu cơ sở.

Chưa thể khẳng định có hay không tiêu cực. Nhưng dư luận bây giờ chắc chắn không hề “ngờ ngệch” tới mức không nhận ra một trận đấu có vấn đề hay không, chắc chắn là như vậy.

Chẳng vô cớ, cứ nhìn lượng khán giả rời khán đài ở các sân có bóng đá Việt để quay sang truyền hình theo dõi các trận đấu ở nước ngoài từng mùa giải thì đủ thấy. Thế thì, tiêu cực hay không có lẽ đã không còn phải câu chuyện “cây kim, sợi chỉ” nữa rồi.

Hơn chục năm lên chuyên, Bóng đá Việt Nam đã phải sống khổ sở thế nào với tiêu cực, với hệ lụy của nó đem lại. Bởi thế, ở mùa giải thứ 2 nhận quyền điều hành các giải đấu VPF đã thành lập Ban tư vấn đạo đức nhằm giúp VFF trong các vấn đề có liên quan, trong đó có tiêu cực. Cùng với đó là sự hợp tác đối với C45, điều đó có nghĩa VPF đã tuyên chiến mạnh mẽ đối với căn bệnh nan y này.

Đã đến lúc để mạnh tay đối với tiêu cực, bởi sẽ là quá muộn nếu tiếp tục ứng xử đối với vấn nạn này theo kiểu cho có. Mà ở thời điểm Bóng đá Việt lẫn các giải đấu đang trong giai đoạn suy thoái rất nặng cũng là điều kiện để “xử lý”, thậm chí chấp nhận hệ lụy nặng nề. Nhưng thà thế, niềm tin của người hâm mộ còn ở lại, cả nền bóng đá còn có cơ hội hồi sinh từ vùng đất chết.

Chọn mất tất cả, hay có được một nền bóng đá lành mạnh, thưa VFF?

Duy Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.