Trong đó, có ít nhất 21.000 trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung. Số này bao gồm trẻ em bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị khuyết tật cũng như trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS. Đáng chú ý, có tới 80-90% trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài được cho là “bị bỏ rơi”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm những phụ nữ có nguy cơ bỏ rơi trẻ em bao gồm: các bà mẹ tuổi vị thành niên; học sinh - sinh viên có thai ngoài ý muốn; phụ nữ trẻ trong các khu công nghiệp; phụ nữ có vấn đề về sức khỏe và những bà mẹ đơn thân; phụ nữ khó khăn về kinh tế.
Cũng theo khảo sát của Bộ LĐ-TB-XH trong năm 2012, 10 tỉnh có số lượng trẻ em bị bỏ rơi nhiều nhất là Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đồng Nai, Nam Định, Lạng Sơn, Long An, An Giang, Điện Biên, Hà Nội và Thái Bình.
Bà Lê Thị Hồng Loan, Trưởng Chương trình chăm sóc Bảo vệ trẻ em Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cảnh báo: “Con số trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể do vấn đề kinh tế, văn hóa, giới tính, có thai ngoài ý muốn hay trẻ em sinh ra có HIV, khuyết tật... nhưng thiếu các dịch vụ hỗ trợ nên gặp khó khăn trong việc chăm sóc nuôi dưỡng”.
Hải Bình
>> Trẻ bị bỏ rơi, não kém phát triển
>> Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
>> Sân chơi cho trẻ em nghèo
>> Áo ấm" và quà tết cho trẻ em vùng động đất
>> Tặng quà cho trẻ em
>> Ngừa thuốc lá ở trẻ em
>> Ứng dụng di động chống bóc lột lao động trẻ em
>> Khoảng 25.000 trẻ em bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
>> Quyền trẻ em trong luật pháp
Bình luận (0)