Sau khi Syria bị loại khỏi AL từ cuối năm 2011 và một số thành viên của tổ chức này công khai hậu thuẫn lực lượng chống Damascus thì sự kiện trên tất yếu phải diễn ra. Chỉ có điều những thành viên ủng hộ lực lượng này không phải vì tương lai của Syria mà vì lợi ích của chính họ. Đối đầu vũ trang ở Syria sau khi thay đổi chính thể ở Libya đã tạo cơ hội thuận lợi cho họ vừa kiềm chế tác động lây lan của làn sóng chính biến trong nội bộ, đồng thời lại là cơ hội để một số thành viên AL nhắm tới vai trò cường quốc khu vực và lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập. Thật ra, từ lâu, tổ chức này chỉ là hữu danh vô thực nhưng trong bối cảnh tình hình hiện tại thì lại có thể là cái danh rất thích hợp và đắc dụng để triệu tập, thống nhất quần hùng trong thế giới Ả Rập.
Ả Rập Xê Út và Qatar bộc lộ rõ nhất tham vọng đó. Hai nước này cùng hội cùng thuyền trong quan hệ với Iran bởi cùng đối địch Tehran. Họ đều có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ và phương Tây. Thế nhưng, Ả Rập Xê Út và Qatar lại ganh đua quyết liệt giành vai trò lãnh đạo AL. Xem ra, Liên đoàn Ả Rập là tổ chức của các chính phủ nhiều hơn của các dân tộc Ả Rập.
La Phù
>> Chỉ huy phe nổi dậy ở Syria trúng bom xe
>> CIA "cung cấp thông tin tình báo" cho phe nổi dậy Syria?
>> Phe nổi dậy Syria đã có thủ tướng lâm thời
>> Phe nổi dậy Syria lập chính phủ, bầu thủ tướng
>> EU cân nhắc vũ trang cho phe nổi dậy Syria
>> Phe nổi dậy Syria trả tự do cho 21 binh sĩ Philippines
>> Phe nổi dậy chiếm được thành phố Raqqa ở Syria?
Bình luận (0)