Cả hai cháu là con của anh Long Thế Phương, 29 tuổi (ở Q.1, TP.HCM) và chị L.T.N.A (Q.8, TP.HCM). Anh Phương cho biết vợ chồng anh sống với nhau không đăng ký kết hôn và đến năm 2009 thì vợ anh bỏ đi. Khi các con đến tuổi đi học, anh Phương mang giấy chứng sinh đến nơi anh thường trú là UBND P.Cầu Kho, Q.1 để khai sinh cho con thì nơi đây bảo phải khai sinh tại nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú. Nghe vậy, anh đến UBND P.4, Q.8, nơi mẹ các cháu thường trú thì nơi đây bảo do không có giấy đăng ký kết hôn, vợ chồng không có chung sổ hộ khẩu nên chính người mẹ phải trực tiếp mang giấy chứng sinh đến đăng ký làm khai sinh cho con.
|
Hiện hai cháu đang nương tựa vào sự chăm sóc của bà cố là bà Đoàn Thị Chín, nay đã 85 tuổi do anh Phương bị bệnh, thất nghiệp thường xuyên. Cả gia đình tạm trú trong căn nhà nhỏ xíu, ẩm thấp ở ấp 4, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh. Do không có khai sinh nên hai cháu chưa được nhận vào học lớp 1 hay mẫu giáo ở nơi tạm trú. Thấy hai cháu thích đi học quá, mới rồi, bà Chín xin cho hai cháu vào học ở một lớp học tình thương gần nhà.
Nhìn hai cháu bé khôi ngô, rất đáng yêu nhưng gặp hoàn cảnh không may lại chưa được đến trường chỉ vì chưa có giấy khai sinh, ai cũng cảm thấy chạnh lòng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết: “Nếu có giấy của UBND phường nơi mẹ hai cháu bé thường trú (tạm trú) xác nhận chưa cấp khai sinh cho các cháu, ba các cháu xác nhận các cháu là con thì UBND xã sẽ tiến hành thêm một số thủ tục khác để cấp giấy khai sinh, tạo điều kiện cho hai cháu được đến trường...”.
Thanh Đông
>> Chở trẻ phải kèm giấy khai sinh ?
>> Khổ vì có 2 giấy khai sinh
Bình luận (0)