>> Anh thừa nhận đặt "hòn đá gián điệp" ở Nga
Báo Pravda hôm qua dẫn nguồn giấu tên cho hay lực lượng Nga đã phát hiện bằng chứng cho thấy Israel đang theo dõi hoạt động của họ tại căn cứ Tartus ở Syria cả ngày lẫn đêm. Theo tờ báo, vụ việc chứng tỏ những đồn đoán lâu nay về chuyện Israel âm thầm triển khai các nhiệm vụ gián điệp nhằm vào lực lượng Nga trong khu vực hoàn toàn là sự thật.
Các bên liên quan chưa có phản ứng gì về thông tin này.
|
Những tảng đá giả
Nghi ngờ bắt đầu nảy sinh khi kênh truyền hình Al Manar tại Li Băng chiếu cảnh binh sĩ Nga và giới chức Syria kiểm tra 3 “tảng đá” lớn lấy từ đảo hoang Ant, đối diện căn cứ Tartus. Khi kiểm tra, người ta phát hiện đây thực chất chỉ lớp ngụy trang và bên trong chứa pin, dây cáp, máy phát tín hiệu, máy quay và đĩa vệ tinh. Chiếc máy quay vẫn hoạt động khi tảng đá giả bị lật lên. Các thiết bị này bị nghi ngờ là dùng để theo dõi chuyển động của hải quân Nga trong khu vực và truyền hình ảnh trực tuyến thông qua vệ tinh về các cơ sở phân tích dữ liệu ở Israel. Theo Al Manar, nhiều thiết bị tương tự cũng được tìm thấy trên các vị trí hẻo lánh xung quanh Tartus cũng như từng xuất hiện tại Li Băng trong giai đoạn 2010 - 2011.
Pravda dẫn lời giới chức cấp cao cho rằng biệt kích Israel thuộc binh đoàn Shayetet 13, một đơn vị hải quân tinh nhuệ, đã đổ bộ lên đảo Ant và cài đặt hệ thống do thám trên. Theo đó, sau khi phân tích địa hình trên đảo để lựa chọn địa điểm lý tưởng, người nhái của binh đoàn Shayetet 13 tiếp cận mục tiêu bằng tàu ngầm lớp Dolphin do Đức sản xuất và lên đảo trong đêm tối. Nếu giả thuyết này là sự thật, lực lượng biệt kích - tình báo Israel một lần nữa chứng tỏ năng lực của mình khi thoát được cặp mắt theo dõi của Nga, Syria lẫn đội tuần tra của Hạm đội 6 (Mỹ) ở Địa Trung Hải cũng như trạm quan sát của Anh trên đảo Síp gần đó.
Nhiều mục tiêu
Tartus là một cảng biển chiến lược tại Syria và là nơi đặt căn cứ hậu cần quan trọng của Hạm đội Địa Trung Hải thuộc hải quân Nga. Đây là căn cứ quân sự duy nhất của Nga ngoài lãnh thổ Liên Xô trước đây và đóng vai trò biểu tượng cho quan hệ thân thiết giữa Moscow và Dasmacus. Suốt thời gian qua, tàu chiến Nga liên tục cập cảng Tartus để tiếp tế, sửa chữa và theo giới quan sát, còn nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Syria khi cuộc khủng hoảng tại nước này vẫn chưa lắng dịu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng vừa cho hay nước này đang cân nhắc khả năng mở rộng hoạt động của hải quân tại Địa Trung Hải. RIA-Novosti dẫn lời giới chức xác nhận Hạm đội Địa Trung Hải sẽ được bổ sung nhiều tàu chiến và có khả năng các tàu này sẽ đồn trú tại Tartus. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng tàu chiến Iran cũng dừng chân tại đây và bị cho là nhằm huấn luyện cho hải quân của Syria, theo tờ The Jerusalem Post.
Từ các thông tin trên, Pravda dẫn lời giới quan sát cho rằng Israel đang nhắm đến nhiều mục tiêu khi do thám Tartus. Trong đó có hoạt động của lực lượng Nga, tàu chiến Iran và cả những chuyến tàu mà Israel nghi là vận chuyển vũ khí hiện đại cho quân chính phủ Syria trong cuộc chiến chống phe nổi dậy cũng như cho lực lượng Hezbollah tại Li Băng.
Theo Pravda, có vẻ như Israel không mấy mặn mà chia sẻ những thông tin do thám được ở Tartus với các đồng minh. Giới chức Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) liên tục than phiền rằng Israel không phải là đồng minh đáng tin cậy trong lĩnh vực tình báo. Người Mỹ nhận ra rằng lực lượng tình báo Israel được trang bị tận răng và hoạt động hết sức hiệu quả, nhưng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của mình, đặc biệt trong việc đối phó các láng giềng. Thậm chí từng xảy ra nhiều vụ Mỹ trục xuất gián điệp Israel hoặc bắt giữ những người bán thông tin mật cho tình báo của Tel Aviv. “Đó là một quan hệ phức tạp”, AP dẫn lời cựu lãnh đạo chi nhánh CIA tại Đức Joseph Wippl nhận xét. H.G |
Thụy Miên
>> Đài Loan cảnh báo về gián điệp
>> Ả Rập Xê Út bắt 18 nghi can gián điệp
>> Tướng Đài Loan làm gián điệp cho Trung Quốc
>> Tây Ban Nha bắt 3 nghi can làm gián điệp cho Iran
>> Căng thẳng Mỹ - Trung về gián điệp mạng
>> Iran thả “gián điệp người Slovakia”
>> Campuchia thả gián điệp Thái Lan
Bình luận (0)