Hệ thống chống đỡ bằng khung kim loại, bộ phận áp sát di tích sử dụng bảng gỗ mềm, tiếp xúc nhẹ như một “bàn tay” vào thân tháp; giữa thân tháp và khung kim loại được thiết kế bộ phận truyền cơ động có thể co giãn, điều chỉnh khoảng cách… Theo các chuyên gia, đây là ý tưởng độc đáo lần đầu tiên áp dụng đối với hệ thống tháp Chăm ở Việt Nam, vừa đảm bảo chống đỡ hiệu quả (so với khung gỗ) vừa không xâm hại di tích.
|
Trước đó, từ năm 2007, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Sở VH-TT-DL tìm phương án chống đỡ cấp thiết di tích tháp Sáng. Tuy nhiên, kỹ thuật chống đỡ bằng chất liệu gỗ do kinh phí hạn hẹp (chỉ 50 triệu đồng) đã sớm hư hỏng. Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Quảng Nam, cho biết kinh phí thực hiện phương án chống đỡ mới (bằng kim loại) khoảng 300 triệu đồng.
Tồn tại từ năm 875 đến sau năm 1301, Phật viện Đồng Dương (được công nhận di tích cấp quốc gia năm 2001) hiện xuống cấp nghiêm trọng, chỉ còn mảng tường tháp Sáng và nền móng công trình kiến trúc.
H.X.H
>> Phê duyệt cơ chế vốn cho bảo tồn di tích cố đô Huế
>> Bảo tồn di tích Ly cung Trần - Hồ
>> Lập dự án bảo tồn di tích Chăm Phong Lệ
Bình luận (0)