>> Chỉ thị của Ban Bí thư về tiết kiệm, chống lãng phí
Mặc dù dự luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5 này nhưng tại hội thảo góp ý kiến của các cơ quan ban ngành vào chiều 16.4 (do Đoàn ĐBQH TP.HCM tổ chức) vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn về nội dung dự thảo.
“Tôi thấy không ổn rồi!”
Tại cuộc họp, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch là người nêu ra nhiều băn khoăn hơn cả.
Đại biểu Lịch cho rằng, dự thảo luật trùng lắp rất nhiều và chỉ mang tính kêu gọi chứ không có một biện pháp gì để buộc phải tiết kiệm, chống lãng phí, cho nên không có ý nghĩa gì cả.
“Luật này là luật chuyên về thực hiện nghị quyết của Đảng, về vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đó là những chủ trương lớn thì cái gì mà những luật khác đã quy định rồi thì không có quy định lại trùng lắp mà phải cần làm rõ, bổ sung cái gì đối với toàn bộ vấn đề liên quan đến nhà nước, sử dụng tài sản nhà nước”, đại biểu Lịch đề nghị.
“Vấn đề sử dụng tài sản công, xe công, tôi thấy cả nước này sử dụng xe công. Cả nước này bao nhiêu? Tôi đề nghị phải giải trình Quốc hội. Mỗi năm họp Quốc hội, dàn xe có bao nhiêu? Tôi nói nè, lương một ông à, thứ trưởng hơn chục triệu nhưng chắc chắn chiếc xe phải vài ba chục triệu một tháng. Trừ vào tiền lương được không? Đây là cái lãng phí lớn nhất”, đại biểu Lịch nhìn nhận, đồng thời nói thêm: “Thật vô lý như vậy. Tại sao chúng ta chống cái đó không chống mà đi chống mấy cái chung chung thế này. Tôi thấy không ổn rồi. Tôi sẽ góp ý trước Quốc hội về vấn đề này. Cái đó là cái thực tế. Cơ quan cũng hoành tráng nữa, chỗ càng nghèo càng hoành tráng từ trong ra ngoài. Chống cái đó không chống!”.
“Đó là chưa kể, tôi nói thật, thứ 7, chủ nhật, từ đám cưới đến đám ma, về quê… đều dùng xe nhà nước hết. Ai chống được cái này? Giờ phải làm từng cái cụ thể đi, tiết kiệm từng cái đi”, đại biểu Lịch nói và đề nghị: “Luật phải quy định cụ thể điều này, không phải chung chung”.
Chỉ mang tính động viên
Góp ý tại hội thảo, bà Đào Thị Hương Lan - Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cũng cho rằng dự luật mới chỉ mang tính động viên, hô hào chứ chưa có cơ chế xử lý, chế tài xử lý.
“Điều tôi quan tâm nhất là ở chỗ quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ căn cứ để thực hiện chống lãng phí. Đúng là phải có định mức, tiêu chuẩn mình mới xác định được anh đó có tiết kiệm hay không và đó cũng là cái để so sánh”, bà Lan nói và thừa nhận: “Nhưng thú thực hiện nay định mức của mình rất lạc hậu, có những cái chậm sửa đổi. Mua một cái xe công tác định mức là 720 triệu nhưng thực tế không thể mua được cái xe 720 triệu, xe 4 chỗ đời thấp nhất cũng không có xe nào có giá đó”.
“Nói thật ra, nếu mà định mức như thế thì dẫn đến là người ta phải nói dối”, bà Lan khẳng định.
Đình Phú
>> Dự thảo luật Cư trú: Có thể thông báo lưu trú qua mạng, điện thoại
>> Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
>> Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
>> Lấy ý kiến nông dân về dự thảo luật Đất đai
>> Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Tránh lập quy hoạch đất đai tràn lan
>> Đề nghị tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo luật Việc làm
>> Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nuôi con thì khỏi nuôi cha mẹ !?
Bình luận (0)