Theo tạp chí Science, chuyên gia Eric Agol đã xác định được hành tinh gọi là Kepler-62f, một thế giới nhỏ và nhiều khả năng là hành tinh đá đang quay quanh một ngôi sao như mặt trời, tại chòm sao Thiên Cầm.
Nó có kích thước cỡ 1,4 lần Trái đất, nhận được nhiều nhất là chỉ bằng phân nửa nhiệt lượng và bức xạ như trường hợp Trái đất - Mặt trời, và có chu kỳ quay 267,3 ngày.
|
Trong khi đó, bạn đồng hành của nó là Kepler-62e cũng được xác định nằm trong "phạm vi có thể nuôi dưỡng sự sống".
Kepler-62e nằm gần sao trung tâm hơn, do đó cần phải được "trang bị" tầng mây dày hơn mới đủ điều kiện xuất hiện nước trên bề mặt.
Được biết, Kepler-62f và Kepler-62e là 2 hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện đang nằm trong khu vực có thể cho phép sự sống sinh sôi.
Tất nhiên, hiện vẫn chưa có cách nào xác định được tình trạng của hai hành tinh trên, do chúng đang cách Trái đất 1.200 năm ánh sáng.
Hạo Nhiên
>> Trái đất từng hứng bụi siêu tân tinh
>> Tiểu hành tinh từng “nướng” trái đất
>> Sức mạnh lan tỏa từ Giờ trái đất
Bình luận (0)