Cổng chùa Đức Hạnh - Ảnh Phước Hiệp |
Được hình thành năm 1969 do người dân từ Quảng Nam - Đà Nẵng vào Bình Phước lập nghiệp, xây dựng lên. Ban đầu, chùa được xây dựng đơn giản bằng ván gỗ, mái lợp tôn và không có người trông coi. Khoảng năm 2001, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước cử đại đức Thích Minh Hậu về làm trụ trì chùa. Đến năm 2008, chùa Đức Hạnh xuống cấp trầm trọng nên được trùng tu. Đại đức Thích Minh Hậu đã xin phép và quyết định chọn đá tảng làm vật liệu chính để xây dựng cổng tam quan.
Độc đáo từ đá
|
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tham quan ngôi chùa. Cổng vào được xếp bằng nhiều khối đá cao 5m, rộng 10m, nhìn rất lạ mắt, cổ kính. Ở hai khối đá nằm ngang trên cổng, mặt trước được khắc dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, mặt sau khắc chữ “Phật lịch 2552”. Khối đá nằm ngang ở phía trên cùng, có chiều dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn. Khối đá nằm ngang phía dưới, mặt trước khắc dòng chữ “Chùa Đức Hạnh”, mặt sau khắc chữ “Phước Huệ song tự”. Khối đá này có chiều rộng bằng khối đá thứ nhất, nhưng trọng lượng lại nặng gấp đôi (khoảng 8 tấn). Tiếp đến là 2 khối đá làm trụ cổng, mỗi khối cao 4,7m, rộng 0,8m và nặng trên 7 tấn. Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng 1,7m, gồm 4 khối đá trụ, mỗi khối cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn.
Theo đại đức Thích Minh Hậu, loại đá được sửa dụng để xây cổng chùa là đá tự nhiên, được phát hiện và khai thác ở ngay gần chùa. Để đảm bảo các khối đá được đứng vững, an toàn. Những người thợ đã chôn sâu các tảng đá từ 1,5 đến 2m. Dưới chân, được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn. Khi cổng tam quan bằng đá đã hình thành mới cho khắc những câu đối, như: “Môn thạch thiên niên - Hậu nhân tri ngộ”, có nghĩa là “Cổng đá ngàn năm, đời sau biết đến”.
Ngoài cổng tam quan bằng đá tảng, ở bên trong đài Quan Thế m được làm hoàn toàn từ đá trắng, cao 3,2m, nặng gần 4 tấn. Đài Quan Thế m được đặt trên bệ đá cao khoảng 3m, nặng gần 3 tấn. Ngoài ra, bệ thờ còn được làm từ một khối đá cao 0,8m, đường kính 1m, nặng trên 2 tấn. Trên thân bệ có khắc bánh xe "Chuyển pháp luân"… Với các công trình độc đáo này, ngày 14.5.2011, Trung sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có cổng tam quan, đài Quan Thế m dựng bằng nhiều thanh đá nguyên khối nặng nhất”.
Thêm kỷ lục mới
Chùa Đức Hạnh có chánh điện nhỏ, bài trí tôn nghiêm, trầm mặc với những hoa văn chạm trổ rất tinh tế. Bên trái và phải cửa chính là hai bức tượng hộ pháp. Chánh điện được tôn trí tượng phật Thích ca cao 2,2m, rộng 1,4m, nặng 400kg. Toàn bộ tượng thờ và hơn 20 món bệ thờ, lư hương, mõ, chân đèn… đều được tạo tác từ gỗ mít rừng. Đặc biệt, cặp chân đèn cao 1 mét được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm này đều được làm từ gỗ và gốc cây. Ngày 7.7.2011, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam tiếp tục xác nhận: “Ngôi chùa có tượng thờ, bệ thờ, đồ cúng tạo tác từ nhiều gốc cây và gỗ nguyên khối nhất”.
Trao đổi với chúng tôi, đại đức Thích Minh Hậu, cho biết trong quá trình xây dựng, các nhà sư của chùa không ai nghĩ đến việc sẽ xây dựng để nhận kỷ lục Việt Nam. Đại đức Thích Minh Hậu nói: “Chúng tôi chọn vật liệu tự nhiên như đá, gỗ để xây dựng chùa với mong muốn chúng sanh gần gũi thiên nhiên, thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác ngộ”.
Phước Hiệp
Bình luận (0)