(TNO) Câu chuyện xoay quanh vấn đề sửa lời Quốc ca đã được nhắc tới trong buổi họp tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (BVQTGAN) Việt Nam ngày 5.6.
>> Người lính kèn sửa 2 nốt nhạc trong bài 'Tiến quân ca
>> Nơi "đoàn quân Việt Nam" đã ra đi năm ấy...
|
Theo luật sư Phạm Thanh Thủy (Giám đốc khu vực phía Bắc Trung tâm BVQTGAN), luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tại điều 19 về Quyền nhân thân. Theo đó, tác giả có quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.
Nhưng trong trường hợp, tác phẩm liên quan đến lợi ích quốc phòng, an ninh, nhà nước, quyền nhân thân bị giới hạn. Do vậy việc sửa lời Quốc ca không trái luật, nhưng Nhà nước cần trao đổi với gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao.
Mặc dù không trái luật nhưng việc sửa lời Quốc ca vấp phải những ý kiến phản đối gay gắt.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm BVQTGAN lên tiếng: “Với tư cách công dân, tôi nghĩ không nên sửa lời bài hát đã đi vào tâm khảm của biết bao nhiêu thế hệ. Bài hát đã trở thành biểu tượng của lịch sử, không cần phải thay đổi điều gì”.
Ông nói thêm: “Quốc ca đâu nhất thiết phản ánh cuộc sống hôm nay, mà nên gắn liền với lịch sử”.
|
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cũng đồng tình rằng không nên sửa lại lời Quốc ca. “Sáng thứ hai nào, từ học sinh cho đến cán bộ tại nhiều cơ quan vẫn hát Quốc ca, lời bài hát đã nằm lòng với họ”, nhạc sĩ bày tỏ.
Có nước đã thay đổi Quốc ca, nhưng hầu như tất cả các nước đều giữ Quốc ca của mình. Ông lấy ví dụ, người Pháp rất tôn trọng Quốc ca của họ. Mặc dù bài hát La Marseillaise được sáng tác vào thời kỳ liên quân Áo - Phổ tấn công Pháp.
Nhạc sĩ Thụy Kha nhấn mạnh: “Quốc ca của chúng ta đã gắn liền với thời đại lịch sử mà thời đại đó đã sinh ra thời đại này”.
Ngọc An
Bình luận (0)