Vốn được xem là một trong những sự kiện bí ẩn nhất của chu trình tiến hóa, chim trống giảm kích thước hoặc thậm chí mất luôn bộ phận quan trọng của con đực.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra quá trình phát triển bào thai ở các loài lông vũ có "của quý" (bao gồm vịt) và loài không có (như gà). Hóa ra, gia cầm trống trên cạn cũng trải qua quá trình phát triển cơ quan sinh dục ngoài như trong giai đoạn đầu của noãn.
Sau đó, một gien tên Bmp4 bật lên, khiến tinh hoàn teo dần. Ở loài chim có bộ phận này, gien vẫn hiện diện nhưng không được bật, cho phép cơ quan sinh dục phát triển toàn phần. Các chuyên gia cho rằng sở dĩ loài lông vũ nước giữ lại bộ phận sinh dục để tránh tình trạng nước làm trôi đi tinh trùng. Theo báo cáo trên chuyên san Current Biology, việc bỏ cơ quan sinh dục đực có thể cho phép gia cầm kiểm soát tốt quá trình sinh sản.
Thụy Miên
>> Có thể duy trì nòi giống trên vũ trụ?
>> Phát hiện thủy tổ mới của loài chim
>> Phát hiện đột phá về nguồn gốc loài chim
>> Chuồn chuồn cũng di trú như loài chim
Bình luận (0)