>> Dấu ấn từ những ca cấp cứu hy hữu
>> Bé 3 tuổi thoát chết hy hữu
>> Cứu sống một ca bệnh hy hữu
Sáng nay 21.6, thạc sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, bác sĩ khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, xác nhận đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp.
Bệnh nhi M.N.H (2 tuổi, ngụ Cà Mau) nhập viện điều trị vì một bên có tinh hoàn và một bên không thấy tinh hoàn trong bìu.
Qua thăm khám, các bác sĩ xác nhận bộ phận sinh dục ngoài của bé là nam, kích thước, hình dáng bình thường.
Sau đó, bé được nội soi để tìm tinh hoàn còn lại. Tuy nhiên, các bác sĩ rất bất ngờ khi nội soi phát hiện trong bụng bé có một tử cung. Đồng thời, bé vẫn có hai tuyến sinh dục giống hai tinh hoàn.
Bé đã được làm các xét nghiệm, kể cả xét nghiệm nhiễm sắc thể. Cuối cùng, các kết quả xét nghiệm đều xác định bé là nam 100% với hai tinh hoàn hoàn toàn bình thường, nhiễm sắc thể giới tính nam.
Vì vậy, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung cho bệnh nhi. Đồng thời, nội soi hạ hai tinh hoàn xuống bìu, cố định vào đúng vị trí, không làm tổn thương hệ thống ống dẫn tinh.
Bác sĩ Thạch, phẫu thuật viên chính của ca mổ, cho biết hiện tại bé đã phục hồi sức khỏe. Các bác sĩ dự đoán bé sẽ lớn lên, phát triển hoàn toàn bình thường và sẽ có con như bao người đàn ông khác.
Được biết, trường hợp này được gọi tên là hội chứng tồn tại ống Muller. Do trong quá trình phát triển của bào thai có rối loạn một số hormone dẫn đến hormone ức chế ống Muller (AMH) bị thiếu hụt.
Vì vậy, mặc dù có nhiễm sắc thể giới tính nam, ống Muller sẽ bị tiêu biến, nhưng ở bệnh nhi vẫn còn dẫn đến phát triển thành tử cung.
Nguyên Mi
>> Giấm ăn và ung thư cổ tử cung
>> Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng... giấm
>> Tử vong sau tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm vắc xin tìm nguyên nhân
>> Cô gái không có tử cung
>> Bán tinh hoàn để đi chơi
>> Tinh hoàn di động
>> Phát hiện ung thư tinh hoàn nhờ... que thử thai
Bình luận (0)