Trước đó, trong khuôn khổ cuộc họp của 11 quốc gia thuộc nhóm “Bạn bè của Syria” vừa kết thúc ở thủ đô Doha của Qatar ngày 22.6, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã chính thức thông báo về vấn đề này.
Ông Fabius nhận định số dược phẩm nói trên sau khi được chuyển cho phe đối lập Syria có thể giúp bảo vệ hàng ngàn người.
Cho đến nay, Anh, Mỹ và Pháp vẫn cáo buộc quân đội Damascus từng dùng vũ khí hóa học, đặc biệt là khí sarin, trong những cuộc đụng độ với phe nổi dậy và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân thường. Sarin là chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch Ủy ban điều tra về Syria của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện vẫn chưa thể kết luận lực lượng nào đã dùng loại vũ khí này.
Cũng tại cuộc họp ở Doha, AFP dẫn lời đại diện Qatar Hamad ben Jassem al-Thani cho biết 9/11 nước tham gia tỏ ra ủng hộ việc hỗ trợ về mặt quân sự cho phe nổi dậy Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết mỗi quốc gia thuộc nhóm “Bạn bè của Syria” sẽ có phương thức hỗ trợ riêng nhưng mục tiêu sau cùng đều nhằm thay đổi cán cân sức mạnh tại Syria hiện nay, vốn đang nghiêng về phía quân đội chính phủ.
Với các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, sự hỗ trợ có thể chỉ dừng ở việc huấn luyện quân sự vì các nước này vẫn e ngại việc vũ trang cho phe nổi dậy có thể làm vũ khí rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó, ngày 23.6, phát ngôn viên lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) Louai Moqdad cho biết FSA vừa nhận được một lượng vụ khí hiện đại, có khả năng “thay đổi cục diện” các vụ xung đột.
Lan Chi
>> Chuyên gia Mỹ “xâm nhập Syria”
>> 11 nước đồng ý cung cấp khẩn cấp vũ khí cho phe đối lập Syria
>> Mỹ bị tố bí mật huấn luyện phe nổi dậy Syria
>> CIA bí mật huấn luyện quân nổi dậy Syria
>> Tây Ban Nha bắt nghi can khủng bố tuyển người sang Syria
Bình luận (0)