Nhận xét đề thi môn sử

09/07/2013 17:15 GMT+7

(TNO) Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).

(TNO) Chiều nay 9.7, thí sinh cả nước tiếp tục bước vào đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 với môn sử khối C; sinh khối B; tiếng Anh khối D.

>> Thương hai chị em mồ côi đưa nhau đi thi đại học
>> Đi thi đại học bằng xe… thiết giáp
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc - Kỳ 2
>> Ước mơ vào đại học của thí sinh mắc bệnh xương thủy tinh
>> Cõng thí sinh đến hội đồng thi
>> Thí sinh "gửi" ước nguyện kín cả chuông chùa

- Tải về Đề thi và Gợi ý giải đề thi đại học môn Sử khối C năm 2013 - Mã đề 637:  bản word bản PDF

Ông Đoàn Văn Đạo, giáo viên môn sử, Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn TP.HCM:
Đề sử đơn giản, chỉ cần học thuộc bài

Đề thi ĐH môn sử năm nay mang tính học thuộc bài.

Đề có sự phân bố hợp lý, trải đều chương trình. Đề thi vừa sức học sinh trung bình khá, không đánh đố TS.

Những TS học chăm chỉ có khả năng đạt điểm cao vì tất cả các câu hỏi (trừ câu 4a) đều không cần suy luận, vận dụng kiến thức, chỉ cần thuộc bài sẽ giải quyết tốt bài làm.

Với đề thi năm nay sẽ có nhiều TS đạt điểm cao, thậm chí 9-9,5 điểm. (Viên An ghi)

Cô Nguyễn Kim tường Vy, Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM:
Phần lịch sử Việt Nam chưa phân hóa được học sinh khá giỏi

Nhìn tổng quan, đề thi năm nay tương đối dễ, các câu hỏi đơn giản, không mang tính đánh đố học sinh. TS nào học tốt chương trình 12 không cần luyện thi vẫn có thể đạt điểm khá. Với đề thi này, năm nay số TS đạt điểm trên trung bình sẽ cao và có nhiều điểm khá, giỏi.

I. PHẦN CHUNG (7,0 điểm)       

Câu 1: Trình bày sự chuyển biến giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới:

Đây là một câu hỏi đơn giản, không gây khó cho TS. Câu này thuộc bài 12 của chương trình học và là bài đầu tiên của phần sử VN nên chỉ cần thuộc bài là có thể làm tốt. Tuy nhiên, năm ngoái đề thi đã ra một câu liên quan đến bài 12 là “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?” nên các TS học tủ, bỏ bài này sẽ bị “vỡ".

Câu 2: Khi bước vào Đông- Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mỹ có âm mưu và kế hoạch gì ở Đông Dương, trước tình hình đó BCT BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược như thế nào?(2,0 đ):

TS thuộc bài có thể làm tốt.

Câu 3: m mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam VN là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân ta ở miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (3,0 điểm): TS chỉ cần thuộc bài có thể làm tốt.

Ba câu đầu sẽ giúp các em học sinh trung bình trở lên làm được khoảng 5,0 đến 6,0 điểm. Các em học khá giỏi và trình bày tốt có thể đạt từ 6,0 điểm đến tối đa là 7,0 điểm.

Nhìn chung, phần sử Việt Nam ra trong tầm một đề thi tốt nghiệp, chưa phân hóa được thí sinh khá giỏi.

Nhiều HS sau khi thi xong đã bày tỏ các em không thích một đề thi như vậy vì sẽ khó đánh giá được trình độ TS.

II. PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm): TS chọn một trong hai câu:

Câu 4a (chương trình Chuẩn): Nêu bản chất của toàn cầu hóa và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển (3,0 điểm)

Câu 4b (chương trình Nâng cao): Nêu những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau CTTG thứ hai để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe - TBCN và XHCN. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì?

Trong phần này, đa số TS sẽ chọn câu 4a vì đây là câu hỏi cơ bản, đơn giản và hoàn toàn nằm trong nội dung ôn thi tốt nghiệp. Với câu 4b, học sinh hiểu bài có thể làm bài tốt nếu nắm vững bài 9 “Quan hệ quốc tế sau CTTG thứ hai”. Có điều, các em dễ mất điểm nếu trình bày không đủ ý. Câu 4b là câu duy nhất trong đề thi đòi hỏi các em phải tư duy nhưng cũng chưa phải là câu hỏi khó để phân loại học sinh.

Theo tôi, đề thi năm nay quá đơn giản, các học sinh chỉ cần thuộc bài là có thể đạt điểm khá, giỏi. Học sinh trung bình vẫn có thể đạt điểm cao như học sinh khá giỏi nếu học bài thuộc. Đề thi như vậy là dễ, chỉ dừng lại ở mức thi tốt nghiệp chứ chưa đạt yêu cầu của một đề thi tuyển sinh. Số học sinh đạt trên trung bình sẽ cao, điểm khá giỏi cũng nhiều hơn năm ngoái. (Minh Quyên ghi)

THÍ SINH NHẬN XÉT

Tương tự buổi thi địa lý sáng nay, chưa hết 180 phút thời gian làm bài môn sử chiều nay, nhiều TS đã nộp bài thi.

Tại HĐT Học viện hành chính Quốc gia, nhiều TS cho biết đề lịch sử năm nay bám sát chương trình học, không có câu hỏi nào “hỏi xoáy” TS.

TS Đào Mai Hoa (học sinh Trường THPT Ba Đình, Hà Nội) cho biết phần lịch sử Việt Nam gần gũi, được ôn luyện nhiều lần trong nhà trường do vậy em không bỡ ngỡ.

 

TS hứng thú với câu hỏi về toàn cầu hóa trong đề Lịch sử
TS kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt 2 - Ảnh: Thúy Hằng

 

Riêng câu hỏi về phần lịch sử thế giới, Hoa chọn câu hỏi về xu hướng toàn cầu hóa, bản chất, biểu hiện cũng như những thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa vì nó dễ để liên hệ với những vấn đề thực tiễn hiện nay.

TS Nguyễn Thị Tuyết, thị trấn Đông Anh, Hà Nội, cho biết câu hỏi về chuyển biến giai cấp xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất có thể dễ “ăn điểm”.

Tương tự, TS Dương Thị Thơm thi tại HĐT Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết với học lực khá, giỏi, TS có thể đạt 7, 8 điểm với đề sử này.

“Em chọn câu hỏi bản chất toàn cầu hóa... vì có thể lấy dẫn chứng trong thực tiễn các vấn đề đời sống, xã hội hằng ngày”, Thơm cho biết. (Thúy Hằng - Trần Hằng)

** Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).

Sau khi kết thúc môn thi cuối của đợt 1 tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT

Lịch thi ĐH đợt 2, ngày 9-10.7, khối B, C, D và các khối năng khiếu

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 8.7

Sáng: từ 8 giờ

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của TS

Ngày 9.7

Sáng

Toán

Địa lý

Toán

Chiều

Sinh học

Lịch sử

Ngoại ngữ

Ngày 10.7

Sáng

Hóa học

Ngữ văn

Ngữ văn

Chiều

Dự trữ

 

* Thời gian tập trung:  6 giờ 30 buổi thi sáng và 13 giờ 30 buổi thi chiều.

* Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh:
+ Các môn thi tự luận: 180 phút
+ Các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm: 90 phút.

Đón đọc bài giải gợi ý và nhận xét đề thi trên Báo Thanh Niên

* Thanh Niên Online cập nhật liên tục

Trên các số báo ra ngày 10 và 11.7, Báo Thanh Niên sẽ tặng thí sinh và bạn đọc phụ trương bài giải gợi ý, đáp án các môn thi ĐH đợt 2 của Bộ GD-ĐT. Những số báo này còn có thông tin đầy đủ, phân tích sâu về đề thi, tình hình mùa thi năm nay, dự kiến điểm sàn cũng như nhiều tin tức hữu ích liên quan đến kỳ thi.

Thanh Niên Online sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhanh chóng có đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT. Thanh Niên Online sẽ mời các chuyên gia là giáo viên, giảng viên từ các trường THPT, ĐH nhận xét đề, tư vấn nhiều thông tin bổ ích cho thí sinh các môn tiếp theo.

Chúc thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.

 

Thanh Niên Online

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.