Hiện nay, các đơn vị sân khấu công lập phải có nghĩa vụ biểu diễn miễn phí phục vụ vùng sâu vùng xa, trại cai nghiện… Chủ trương này là cần thiết và đúng đắn, nhưng cách thực hiện lại khiến các nghệ sĩ không khỏi ưu tư.
>> “Con ruột” ốm yếu hơn “con ghẻ”
Nhà hát Kịch TP.HCM, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang TP.HCM, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM, kể cả đoàn cải lương các tỉnh, đều có số suất phục vụ trung bình 120-150 suất mỗi năm. Con số này không nhỏ, vì nếu chia ra cho số ngày trong năm thì coi như cứ 2-3 ngày là diễn một suất. Như vậy, các nghệ sĩ đã tận tình lao động nghệ thuật để bà con vùng sâu vùng xa được thưởng thức. Thường thì tập trung phục vụ vào mùa khô, đến mùa mưa quay về trụ sở lo tập tuồng mới. Đi phục vụ mãi thành nếp, cũng thấy vui. Nghệ sĩ Lê Tứ (Nhà hát Trần Hữu Trang) nói: “Xuống địa phương thấy bà con mình ngồi xem thương lắm. Lâu không đi, lại nhớ bà con”.
|
Hậu quả của sự tạm bợ
Gần đây, bên cạnh tiếng cười của các diễn viên, đã bắt đầu xuất hiện những ưu tư. Hình như chúng ta quên rằng bây giờ đã sang thế kỷ 21 từ lâu, sân khấu không thể nào giống thời bao cấp, thế mà hình ảnh cái sân khấu dựng tạm bợ ở bãi đất trống, âm thanh ánh sáng lờ mờ rột rẹt, cảnh trí bay phất phơ vì gió, còn khán giả kê dép ngồi trên cát, lổm nhổm như cái chợ vẫn còn tồn tại trong những chuyến “phục vụ”. Chưa kể những hôm trời mưa lại càng nguy hiểm. Nghệ sĩ Lê Trung Thảo (Nhà hát Trần Hữu Trang) nói: “Mưa mặc mưa, bà con vẫn ngồi che áo mà xem, khiến anh em diễn viên chúng tôi cảm động quá vẫn leo lên diễn. Nhưng nói thật, rất lo lắng vì điện bị ướt, rồi sân khấu trơn trợt chỉ cần múa kiếm không khéo là té như chơi. Thậm chí dù không mưa nhưng chiếc xe tải bung sườn ra làm sân khấu rất tạm bợ, ca hát nhẹ nhẹ thôi chứ không dám thực hiện những vũ đạo tuồng cổ mạnh mẽ”. Và chắc chắn sau những cơn mưa đó sẽ có những diễn viên và khán giả bị bệnh… Ngay cả khi bị khán giả quây kín bốn phía, nghệ sĩ hóa trang, thay đồ, ăn uống gì cũng bị quan sát, rất ngại ngùng.
Sân khấu tạm bợ ấy đã khiến chất lượng vở diễn giảm sút trầm trọng. Thậm chí một số nghệ sĩ bắt đầu chán nản, cho rằng diễn “chùa” thì nỗ lực làm chi. Vì vậy không ngạc nhiên khi một cán bộ ngoại vụ của Nhà hát Trần Hữu Trang than thở: “Có những địa phương mình xuống phục vụ mà họ chẳng mặn mà gì. Họ còn bảo mình về đi, khỏi diễn, họ sẵn sàng ký xác nhận giùm, mình cứ lãnh tiền thù lao nhà nước”. Nghệ sĩ Trung Thảo thở dài: “Chúng tôi thuộc nhóm Thắp sáng niềm tin, đa số còn trẻ, nhất quyết không đầu hàng hoàn cảnh, cỡ nào cũng phải diễn hết mình. Nhưng không thể nào tránh được hạn chế. Cho nên chúng tôi kiến nghị nhà nước nên xây những nhà văn hóa mini ở các xã, chừng 400 ghế là đủ, để nghệ sĩ sân khấu, ca nhạc, phim ảnh đều có nơi tử tế mà phục vụ bà con”.
“Nếu nhà nước hỗ trợ kinh phí phù hợp và đầu tư tốt hơn về điểm diễn thì sân khấu xã hội hóa chúng tôi sẵn sàng phục vụ. Vì một vở kịch mà che bạt, không đủ kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, khán giả lại ngồi trên đất mà xem, sẽ trông rất luộm thuộm, làm mất thương hiệu của chúng tôi. Ít nhất nhà nước phải đầu tư cho các nhà văn hóa quận huyện tử tế một chút. Đã thưởng thức thì phải đàng hoàng như vậy”. (Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Sân khấu kịch IDECAF) |
Hoàng Kim
>> Phim Pháp tháng 5 tại IDECAF
>> Phim Pháp tại IDECAF tháng 4
>> Hồn Việt diễn tại IDECAF
>> Clip: Cậu bé 12 tuổi hát "Bay" máu lửa trên sân khấu
>> Sân khấu mùa mưa
>> Mr Đàm mang cả giường chiếu lên sân khấu
>> Sân khấu mới cho thí sinh "Tiếng hát mãi xanh
>> Mỹ Tâm tự trói mình trên sân khấu
>> Mưa huy chương tại cuộc thi sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
>> Cuộc thi nghệ thuật sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc
Bình luận (0)