Ngang nhiên đạo thơ

23/07/2013 11:00 GMT+7

Thời gian gần đây, anh Cao Phú Cường, một nhà thơ trẻ ở An Giang bị người đọc phát hiện đã 5 lần đạo thơ của các nhà thơ nổi tiếng để in trên các báo địa phương.

>> Tổ quốc nhìn từ biển" đoạt 2 giải thưởng
>> Đạo diễn Hải Ninh nói về "Tổ quốc nhìn từ biển
>> Tổ quốc nhìn từ biển
>> Nhà báo - nhà thơ và "Tổ quốc nhìn từ biển

Trong bài viết này, tôi xin đề cập sâu đến việc anh Cao Phú Cường (giáo viên văn Trường THCS Cần Đăng, H.Châu Thành, An Giang) đã ngang nhiên đạo thơ bài Tổ quốc nhìn từ biển của tôi một cách khá tinh vi nhưng cũng không kém phần lộ liễu.

Tôi viết bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển vào tháng 4.2009 trong dịp đi dự Trại sáng tác văn học về đề tài biển đảo và chiến sĩ hải quân. Đến năm 2011, bài thơ này đã được nhiều tờ báo T.Ư đăng tải và sau đó được hàng chục tờ báo địa phương đăng lại. Bài thơ cũng đã được 5 nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó ca khúc do nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thơ đã phát sóng nhiều lần ở Đài THVN và các đài PT-TH ở nhiều tỉnh, thành.


Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến in trên Báo Thanh Niên tháng 5.2011; và bài thơ Tổ quốc tôi nhìn từ biển của Cao Phú Cường in trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp số xuân 2013
 

Trung tuần tháng 7.2013, tôi được tác giả Lê Xuân (Hội Nhà văn TP.Cần Thơ) cho biết: Anh Cao Phú Cường ở An Giang đã đạo bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển để in thành bài thơ có tựa đề Tổ quốc tôi nhìn từ biển trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp số Xuân Quý Tỵ - 2013. Tôi đọc kỹ lại bài thơ của Cường và thấy buồn. Đứng về mặt thời gian, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của tôi đã được phổ biến nhiều năm trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi anh Cường gửi in bài thơ của mình trên Văn nghệ Đồng Tháp. Tên bài thơ của tôi đã được Cường lấy lại gần như nguyên bản và anh ta chỉ thêm một từ “tôi” vào giữa để trở thành Tổ quốc tôi nhìn từ biển.

Trong bài thơ của mình, Cường đã nhiều lần đạo câu, đạo ý thơ tôi một cách khá tinh xảo từ các khổ thơ 8 chữ trong bài Tổ quốc nhìn từ biển khi anh ta ghép ý của câu thơ trong khổ thơ này vào với ý của câu thơ trong khổ thơ khác. Ví dụ câu thơ của tôi: “Nếu tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa” thì Cường đạo thành: “Tổ quốc tôi nhìn từ bao họa hiểm”. Còn nữa, một câu thơ nguyên văn của tôi là: “Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời” thì Cường đạo thành: “Máu xương đổ dằng dặc không thể đếm”.

Chưa hết, trong một câu thơ khác, nguyên bản thơ tôi là: “Bao dáng núi còn mang hình góa phụ” đã bị Cường đạo thành: “Núi mang hình góa phụ nhiều hơn”. Tùy tiện và cẩu thả hơn, 2 câu thơ theo tôi là hay nhất trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/Mẹ u Cơ hẳn không thể yên lòng”, bị biến thành 2 câu thơ khác lạ: “Tổ quốc tôi nhìn từ phía Trường Sơn/Mẹ u Cơ nuốt hờn không yên được”.

Thậm chí, trắng trợn hơn, Cao Phú Cường còn đạo ý của cả mấy khổ thơ của tôi để biến thành thơ của anh ta. Nguyên văn một khổ thơ của tôi: “Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/Thương Hòn Mê bão tố phía âm u” đã bị Cường đạo thơ thành: “Tổ quốc tôi nhìn từ chớp bể mưa nguồn/Bạch Long Vỹ gối đầu lên sóng dữ/Thương Phú Quốc mây mù án ngữ/Côn Đảo oằn bão tố phía cô đơn”.

Trong khổ thơ này, Cường đã thay 3 địa danh Cồn Cỏ, Lý Sơn, Hòn Mê thành Bạch Long Vỹ, Phú Quốc, Côn Đảo. Đây là sự chủ ý khá xảo quyệt của người đạo thơ. Điều này còn rõ hơn với khổ thơ tôi viết: “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/Những chàng trai ra đảo đã quên mình/Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước/Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh” đã bị Cường đạo thành: “Tổ quốc tôi nhìn từ phía sóng dồn/Bao ông cha đã quên mình ra đảo/Một sắc chỉ Hoàng Sa truyền con cháu/Trong hồn người sắc máu mãi đinh ninh”.

Nguyễn Việt Chiến

>> Tam Đảo thơ mộng trong sương
>> Tân Tổng thống Iran bị tố đạo văn luận án tiến sĩ
>> Đa số sinh viên thiếu hiểu biết về đạo văn
>> Bộ trưởng Đức bị tước bằng tiến sĩ vì "đạo văn
>> Trung Quốc mạnh tay với nạn đạo văn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.