Tỷ lệ cao có gì xấu
Nếu kỳ thi tốt nghiệp các năm đều nghiêm túc thì việc tăng tỷ lệ tốt nghiệp là điều đáng hoan nghênh chứ có gì mà vô lý. Nếu ấn định cho mỗi địa phương một tỷ lệ tốt nghiệp nhất định thì bỏ luôn kỳ thi tốt nghiệp, cứ lấy
2-3% học sinh có điểm số thấp nhất mà đánh trượt cho tiện, vừa đỡ tốn kém mà vẫn đảm bảo đúng tỷ lệ mà Bộ đã ấn định, lại đỡ đau đầu cho các thầy.
Nhật Cường (Q.9, TP.HCM)
Vô lý
Nói thế hóa ra tỷ lệ tốt nghiệp tăng hay giảm là do ý chí của Bộ, của Sở chứ không phải ở điểm thi của thí sinh. Nếu năm nay các cháu học tốt, thi nghiêm túc, đề ra phù hợp dẫn đến tỷ lệ 99, thậm chí 100 % tốt nghiệp, cao hơn năm trước thì có được xem là không đúng thực chất? Kết quả kỳ thi phụ thuộc vào việc làm bài của mỗi thí sinh, nó hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và tỷ lệ tăng hay giảm khác nhau ở mỗi năm cũng là điều bình thường. Vì vậy, các nhà quản lý không thể tự nghĩ ra một con số để khống chế kết quả được.
Đường Hình (huong.dang62@yahoo.com.vn)
Biết bất thường, sao không ngăn chặn từ đầu
Nếu đã biết địa phương nào có tỷ lệ tốt nghiệp tăng bất thường năm trước thì năm sau Bộ phải tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra chuyên môn và nhất là trong kỳ thi tốt nghiệp ở địa phương ấy. Thiếu gì biện pháp quản lý hiệu quả hơn là chỉ biết hạ bậc thi đua. Mà có hạ bậc thi đua thì cũng chết ai đâu. Trước đây có năm ngành giáo dục tỉnh tôi xếp hạng thi đua gần chót cả nước mà Giám đốc Sở GD-ĐT vẫn là chiến sĩ thi đua toàn quốc, rồi Nhà giáo Ưu tú kia mà. Thật chán cho ngành giáo dục của nước nhà.
Giáo Già (nvhung@cdspkg.edu.vn)
Trần Thị Nhung (Q.7, TP.HCM)
Nguyễn Hoàng (xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM) Hải Nam |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Sau phúc khảo, 6 thí sinh thay đổi kết quả thi tốt nghiệp
>> Thủ khoa tốt nghiệp ước mơ trở thành cô giáo
>> Trường gần 90% học sinh yếu nhưng tốt nghiệp trên 95%
>> 100% học sinh người đồng bào dân tộc đậu tốt nghiệp THPT
>> Trà Vinh: Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn năm trước
Bình luận (0)