Chia sẻ về việc chọn trường, chọn nghề cho hai công chúa nhỏ của mình sau này, nghệ sĩ Q.L khá thoải mái: “Tôi muốn con mình tự lựa chọn ngành nghề học theo sở thích và tôi tôn trọng quyết định của con. Hiện tại tôi nhìn thấy con có những năng khiếu nào thì sẽ đầu tư thêm cho con chứ không áp đặt, bắt bé phải theo nghề của ba hay kinh doanh của mẹ. Song, trước mắt tôi đã chọn cho con gái mình một trường tiểu học tốt để bé có điều kiện học tập tốt nhất. Trường trung học thì cũng đã “nhắm” đến nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào sau này xem bé có phù hợp học ở đó hay không”.
|
Khác với cách lựa chọn của nghệ sĩ Q.L, chị Tú Anh (Q.3, TP.HCM), chia sẻ: “Từ nhỏ, gia đình thấy tôi có khả năng múa nên đã đầu tư rất nhiều, nào là mướn thầy về dạy múa, dạy đàn tại nhà, cả nhà khấp khởi mường tượng một ngày tôi sẽ hóa thành thiên nga trên sân khấu mà sướng rân. Sau này, tôi cũng thi vào trường múa hẳn hoi. Dù theo học trường múa nhưng tôi vẫn “chân trong, chân ngoài”, và một ngày tôi bỗng nhận ra thế giới thật sự của mình không phải là ánh đèn sân khấu với âm nhạc. Mà đó lại là những bó hoa tươi và đồ lưu niệm đẹp mắt tự thiết kế mà tôi bán được kha khá vào những dịp lễ… Tôi rất vui với công việc kinh doanh này và quyết định chuyển nghề mà không dám cho ba mẹ biết vì sợ ba mẹ giận. Ngày tốt nghiệp ở trường múa cũng là ngày tôi khai trương shop hoa tươi và quà lưu niệm của riêng mình. Mặc dù thỉnh thoảng ba mẹ vẫn tiếc rẻ ước mơ hóa tôi thành “thiên nga””.
|
Còn PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đa phần sự lóng ngóng không biết nên chọn trường nào, định hướng nghề nào cho con khi con còn nhỏ thường xuất phát từ việc cha mẹ không thể hiểu biết được đâu là năng lực, đâu là sở thích, đâu là sở trường, sở đoản thực sự của con mình… Có những trường hợp, ngay từ tuổi mẫu giáo, trẻ phát triển một năng khiếu nổi trội như khả năng ca hát, hội họa thì cha mẹ vội cho đó là năng lực của trẻ nên chăm chăm đầu tư. Nhưng mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ, chúng có những thời điểm phát cảm một năng lực nào đó, có thể năng lực đó sẽ đi theo đứa trẻ suốt cả đời và là nghề trẻ chọn, nhưng có thể nó sẽ lụi tàn hoặc chỉ là sở đoản, sở thích trong cuộc sống.
Trường hợp thứ hai là phụ huynh chọn trường, chọn nghề cho con một cách quyết đoán, một lời nói ra như đinh đóng cột bởi họ chọn nghề theo năng lực, sở thích của… mình. Có người bao nhiêu ước mơ, hoài bão thời trẻ không thực hiện được nên bắt con mình phải cõng ước mơ đó thay mình mặc dù con trẻ chẳng yêu, chẳng thích cũng chẳng có khả năng. Thậm chí, ngay cả đứa trẻ cũng mơ hồ, không biết rằng mình đã sai bởi chúng không có điều kiện để thử sức mình trong những lĩnh vực khác.
Hơn nữa, một nghề nghiệp mà đứa trẻ chọn lựa không chỉ dựa vào một năng khiếu nào đó của đứa trẻ mà còn do sự ảnh hưởng của môi trường sống, học tập qua từng giai đoạn.
Chuẩn bị một kế hoạch tương lai cho con mình không bao giờ là sớm. Điều quan trọng là kế hoạch ấy phải linh hoạt và mang tính định hướng… Chọn trường theo định hướng cho con từ tuổi nhỏ sẽ giúp cha mẹ có một kế hoạch tài chính, sinh hoạt hợp lý để con có điều kiện phát triển sau này. Do đó, nếu không khéo léo, tinh tường để hiểu con, đồng hành cùng con, chúng ta sẽ đầu tư nhầm cho tương lai của con em mình. Tránh sự chủ quan, mặc định ngay từ đầu khi trẻ còn quá nhỏ.
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An
>> Manulife VN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội trong năm 2012
>> Manulife Việt Nam giới thiệu sản phẩm bảo hiểm giáo dục mới “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng”
>> Manulife Việt Nam công bố tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2012
>> Manulife Việt Nam bán đĩa CD nhạc làm từ thiện
>> Manulife Việt Nam ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Đà Nẵng 100 triệu đồng
>> Manulife đạt danh hiệu Cty Bảo hiểm nhân thọ xuất sắc của năm
Bình luận (0)