Tham dự hội nghị có các giáo sư nguyên là lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục và lãnh đạo các học viện hàn lâm trong cả nước như: GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; GS.TSKH Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội… Các đại biểu đã thẳng thắn cùng nhau mổ xẻ nhiều vấn đề còn tồn tại của nền giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như bàn những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng các trường ĐH, CĐ NCL, đảm bảo công bằng xã hội về cơ hội học tập, chính sách học bổng cũng như học phí.
|
Theo GS.TS Trần Hồng Quân, hiện cả nước có 83 trường ĐH, CĐ NCL, trong đó có hơn 30 trường đã hoạt động vô cùng hiệu quả, góp phần tạo nên diện mạo mới của nền giáo dục nước nhà, tạo thêm nhiều cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ NCL gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ tuyển sinh thấp, lại thiếu những chính sách hỗ trợ cho các trường nên hệ thống này đang gặp phải không ít trở ngại. “Trong khi kêu gọi xã hội hóa giáo dục, nhưng việc hỗ trợ để các trường NCL phát triển thì gần như không có gì. Vấn đề thi 3 chung, khống chế điểm sàn theo tôi không phù hợp, cần phải đa dạng loại hình tổ chức đào tạo. Nếu đã cho thành lập các trường ĐH thì cần cho quy chế tự chủ, nhà nước chỉ cần có những chế tài để xử lý khi vi phạm, thì các trường mới có thể hoạt động trong một hành lang thông thoáng, các trường công lập và NCL mới có thể cùng nhau cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam lên tầm cao mới!” GS Trần Hồng Quân nói thêm.
TS Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH thì nhận xét, hiện nay các trường ĐH NCL làm rất tốt công tác giáo dục nhưng thực tế chỉ có thể tuyển sinh viên loại 2. “Trong điều kiện khó khăn như vậy, việc các trường tư chịu chung, (thậm chí còn chặt chẽ hơn) một định chế với các trường công và đặc biệt là thua kém về tính tự chủ so với các trường nước ngoài đã đặt các trường tư vào thế yếu, thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh không cân sức.” TS Khuyến phát biểu. Rất nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc đầu tư chi phí để đào tạo một sinh viên hiện nay vẫn còn quá thấp. Và do thấp nên nhiều trường công lập, thậm chí là những trường ĐH vùng, ĐH nghiên cứu cũng đổ xô tuyển sinh “vét” thí sinh, nên năm nào các trường ngoài công lập cũng vô vàn khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Diệu Hiền
>> Duy Tân - Đại học ngoài công lập đầu tiên đào tạo tiến sĩ
>> Nhiều thí sinh hệ liên thông chọn trường ngoài công lập
>> Trường ĐH, CĐ ngoài công lập có nguy cơ đóng cửa
>> Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập
>> Nhiều cơ hội ở các trường ngoài công lập
Bình luận (0)