Lăng mộ này ở phía đông khu di tích Gò Lăng, trước kia là đất của ông Hồ Phi Phúc, thân sinh 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Năm 1990, trong quá trình cải tạo đồng ruộng, người dân phát hiện một tấm bia gần ngôi mộ cổ.
|
Tấm bia này có 3 hàng chữ Hán, hàng ở giữa được phiên âm “Việt cố hoàng hiển tổ khảo Cang nghị mưu lược minh triết công chi lăng” (nghĩa là: Lăng mộ của Cang nghị mưu lược minh triết công, ông nội quá cố của vua nước Việt).
Dòng phải được phiên âm “Tuế thứ Kỷ Hợi, trọng xuân, cố nhật” (nghĩa là: Năm Kỷ Hợi, giữa xuân, ngày lành). Dòng trái là “Ngự chế” (dịch: Nhà vua tạo lập).
Dựa vào các dòng chữ này và địa điểm của ngôi mộ, các cơ quan chức năng xác định đây là mộ ông nội của Tây Sơn tam kiệt, tức mộ ông Hồ Phi Tiễn, được tạo lập năm 1779, một năm sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế.
Tin, ảnh: Hoàng Trọng
>> Ngăn không cho ngư dân lặn tìm cổ vật tại biển Tam Hải
>> Phát hiện nhiều cổ vật nghi từ hai con tàu đắm
>> Mất ăn, mất ngủ vì cổ vật
>> Ngưng đánh cá để tìm cổ vật
Bình luận (0)