Theo IANS, những đề tài về thần kinh học thường được vận dụng trong các tiểu thuyết trinh thám để tạo hiệu ứng tốt, cụ thể như cha đẻ của Sherlock Holmes. Bản thân ngài Conan Doyle là bác sĩ và đã hoàn tất đề tài nghiên cứu về rối loạn thần kinh. Kết quả là các câu chuyện của ông chứa đầy những nhân vật bị đủ chứng rối loạn thần kinh, bao gồm chứng động kinh, chứng bắt thế (cứng cơ), đột quỵ, chứng múa giật (rối loạn chuyển động không tự phát) và vô số hình thức nhiễm độc thần kinh khác.
Ngoài Conan Doyle, một số nhà thần kinh học khác cũng trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng trong lĩnh vực văn học tội phạm. Có thể kể đến Peter Gautier của Bệnh viện Quốc gia Anh tại London, người đã xuất bản 31 tiểu thuyết dưới tên Peter Conway; ông Harold Klawans, nhà thần kinh học ở Chicago (Mỹ); Robert Joynt, cựu tổng biên tập của ấn bản Archives of Neurology; Oliver Sacks, giáo sư thần kinh học của Đại học New York.
Thụy Miên
>> Từ tiểu thuyết kỳ ảo đến phim
>> Tiểu thuyết gia Chinua Achebe từ trần
>> Hàn Quốc cấm tiểu thuyết “người lớn” của Pháp
Bình luận (0)