Tại cuộc họp, đại biểu 9 quốc gia thành viên MFF gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Pakistan, Seychelles, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam đã cùng nhau thảo luận những nỗ lực bảo tồn vùng ven biển vì con người và thiên nhiên tại các quốc gia.
|
MFF là sáng kiến khu vực nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và những tác động do quá trình phát triển đối với vùng ven biển và người dân vùng ven biển. Sáng kiến được tài trợ bởi nhiều tổ chức trên thế giới.
Từ năm 2007, thông qua Ban điều phối quốc gia tại mỗi nước thành viên, MFF đã tài trợ cho các địa phương thực hiện các hoạt động tăng cường sức chống chịu của cộng đồng ven biển sống phụ thuộc vào hệ sinh thái.
Được biết, năm 2010, Việt Nam trở thành thành viên của MFF, và từ đó đến nay đã được MFF hỗ trợ với 15 dự án phục hồi hệ sinh thái và cải thiện sinh kế vùng biển tại Việt Nam dựa vào cộng đồng, với tổng số tiền MFF đầu tư lên đến 1 triệu USD.
Tiến sĩ Steen Christensen, điều phối viên khu vực của MFF, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc tích cực tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển phong phú.
Tiến sĩ Christensen cũng nhấn mạnh: “Chúng ta cần hiểu rõ các nguy cơ hoạt động của con người cùng tác động của biến đổi khí hậu ngày càng làm tăng tính tổn thương của cộng đồng ven biển, vì vậy, phải đưa ra những giải pháp thực sự hiệu quả, để cộng đồng ven biển có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Ông Phan Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, cũng khẳng định: “Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực tham gia các hoạt động của MFF để cải thiện sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển Việt Nam”.
Tin, ảnh: Diệu Hiền
>> Tập huấn truyền thông về biến đổi khí hậu
>> Liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nguy cơ chiến tranh
>> Việt Nam có thêm 30 triệu USD ứng phó với biến đổi khí hậu
>> 1 triệu USD để giảm rủi ro, ứng phó với biến đổi khí hậu
>> Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 12% sản lượng gạo cả nước
>> Biến đổi khí hậu, người nghèo “lãnh đủ”
Bình luận (0)