|
Bộ phim gây xôn xao bởi có vài ý kiến cho rằng bộ phim “xuyên tạc văn hóa Chăm” sau khi một số hình ảnh chụp trong quá trình làm phim được một số nghệ sĩ đưa lên mạng. Ông Phạm Thùy Nhân, quê ở Ninh Thuận, là người rất am hiểu văn hóa Chăm, từng có kịch bản phim Xương rồng đen về đề tài người Chăm rất thành công, nói thêm: “Đây là một bộ phim thuộc dòng phim nghệ thuật, không phải là phim thương mại. Thông qua vấn đề tình yêu muôn thuở, bộ phim còn cho người xem thấy được những màu sắc văn hóa, đời sống của cộng đồng người Chăm Bà La Môn ở vùng Nam Trung bộ”.
Sáng 20.9, hãng phim Nguyễn Đình Chiểu cũng đã chiếu phim cho một số cơ quan chức năng liên quan xem để đánh giá. Đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, đại diện Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn (đơn vị chủ quản của hãng phim Nguyễn Đình Chiểu) sau khi xem xong đều có chung nhận xét là phim không có gì xuyên tạc văn hóa Chăm và phụ nữ Chăm.
Nhà thơ người Chăm Inrasara, trên trang web của mình, lên tiếng: “Chưa xem phim xin đừng vội lên án”. Ông cho rằng giả dụ phim có nhiều cảnh nóng, sai, tệ... mà đạo diễn không chịu cắt bỏ, thì nó sẽ bị cho nhập kho. Nếu phim làm hay, đẹp mà chỉ có vài hạt sạn; và rồi khi mấy hạt sạn này được biên tập cắt bỏ, sau đó phim được trình làng, đó không là điều tốt cho cộng đồng Chăm hay sao? “Hãy nhìn xa hơn một xíu. Bởi điều đáng nói là, nếu ta nặng lời không phải lúc - trong khi cộng đồng Chăm chưa có khả năng làm phim nhựa về mình - hỏi có nghệ sĩ (quốc ngoại hay quốc nội) nào còn hứng thú làm phim về Chăm nữa không?”.
L.K
>> Chiếu Tiếng trống Paranưng để rộng đường dư luận
Bình luận (0)