(TNO) Ô xy có thể đã tích tụ trong khí quyển Trái đất sớm hơn đến hàng trăm triệu năm so với ước tính trước đây.
|
Các mô hình trước đó của Trái đất non trẻ cho rằng hàm lượng ô xy trong không khí đặc biệt thấp trong 2 tỉ năm đầu tiên của lịch sử địa cầu, thấp hơn đến 100.000 lần so với hiện nay.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa khí hậu của Trái đất có thể phức tạp hơn nhiều.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, trưởng nhóm Sean Crowe của Đại học British Columbia (Canada) cho hay, ô xy bắt đầu tích lũy trong khí quyển Trái đất cách đây 3 tỉ năm, sớm hơn Sự kiện ô xy hóa vĩ đại đến 700 triệu năm.
Để rút ra kết luận trên, chuyên gia Crowe và đồng sự tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phân tích hai lớp địa chất ở tỉnh Kwazulu-Natal, Nam Phi, có niên đại khoảng 3 tỉ năm, để xác định đồng vị của chromium và các kim loại khác có trong đất.
Từ phát hiện này, các chuyên gia cho rằng có thể hiện diện nhiều thế giới có sự sống trong vũ trụ, vẫn chờ nhân loại khám phá.
Phi Yến
>> Sao Hỏa từng có khí quyển giàu ô xy
>> Thiên hà siêu nén gần Trái đất
>> Trái đất tồn tại thêm 1,75 tỉ năm
>> Chứng cứ về sự sống ngoài trái đất
>> Tìm sự sống quanh sao lùn trắng
Bình luận (0)