Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội vừa lập và trình thẩm định đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn (CTR) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
|
Theo đó, việc tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn Hà Nội sẽ theo 3 vùng: Vùng I là khu vực nội đô, khu vực vành đai 2 đến sông Nhuệ, các khu vực đô thị phía bắc sông Hồng; vùng II là khu vực phía nam TP (gồm các quận, huyện Thanh Trì, Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức); vùng III là khu vực phía tây TP (gồm các huyện, thị xã Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây).
Vùng I dự kiến xây dựng 2 trạm trung chuyển rác với diện tích khoảng 2,5 ha. Ngoài Liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Cấp Vùng Thủ đô), vùng này còn có 4 khu xử lý CTR với tổng diện tích khoảng 175 ha, bao gồm các khu Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng, Cầu Diễn.
Vùng II xây dựng 1 trạm trung chuyển (1,5 ha) và 6 khu xử lý CTR có tổng diện tích khoảng 63 ha.
Vùng III dự kiến xây dựng 2 trạm chung chuyển (2 ha) và 6 khu xử lý CTR (84 ha).
Việc phân vùng thu gom CTR phải được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo cự ly vận chuyển phù hợp với phương tiện thu gom, vận chuyển CTR cũng như đảm bảo bán kính phục vụ phù hợp với quy mô, quỹ đất các khu xử lý rác thải tập trung sẽ giúp giảm tránh nguy cơ rác thải tập trung quá mức vào một khu vực.
Các chuyên gia cũng cho rằng đây là cơ sở rất quan trọng để Hà Nội có những bước đột phá trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc về CTR trong tương lai.
Hiện nay, mỗi ngày Hà Nội phát sinh 5.370 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó ở khu vực các quận, thị xã là 3.200 tấn, còn lại là trên địa bàn các huyện, với khối lượng trên 2.000 tấn mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt vào các khu xử lý tập trung chỉ đạt 3.875 tấn, tương đương 72%.
Thu Minh
>> Hẻm biến thành bãi rác
>> Nhà bỏ hoang thành bãi rác
>> Tìm cách xử lý 600.000 tấn chất thải rắn mỗi năm
>> Điều tra làm rõ việc xả chất thải từ sân bay Nội Bài
>> 150 điểm thu gom chất thải nguy hại
Bình luận (0)