|
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông Trình là con trai người nữ công vụ dân tộc Tày của Đại tướng từ những ngày đầu chuẩn bị lập quốc, ngậm ngùi rằng mình không có điều kiện ra Hà Nội viếng Đại tướng, đành thắp nén hương lòng gửi đến Đại tướng.
Ông Trình kể: Năm 1941, Đại tướng cùng Bác Hồ về Cao Bằng lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhà mẹ tôi có 7 anh chị em thì 6 người đã đi phục vụ cách mạng như làm giao liên, dân quân. Để giữ bí mật, mọi người bố trí Đại tướng ở trong hang Ghị Rằng thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hòa An khá kín đáo và xa bản làng.
“Mẹ tôi là Chu Thị Voọng năm đó cũng vừa ngoài đôi mươi, đảm trách việc đưa cơm, thư từ mỗi ngày cho Bác Hồ, Đại tướng và các cán bộ khác. Mọi thứ được cho vào một cái gùi, bỏ lẫn với củi, nước để che mắt địch. Mẹ tôi kể Đại tướng làm việc nhiều lắm, phần vì khí hậu trong hang ẩm thấp, lại yếu sức nên ngã bệnh. Ông ngoại lại cắt rừng đem thuốc ra cứu chữa. Đại tướng hoạt động ở đây khoảng hơn hai năm thì chuyển chỗ ở khác khi khí thế cách mạng đang lên nhanh. Mẹ tôi ở lại tham gia phong trào ở địa phương”, ông Trình cho biết.
Năm 1983, ông Trình đưa cả gia đình vào Gia Lai lập nghiệp. Năm 1996, ông có dịp ra Hà Nội. Mẹ ông nói hãy vào xin gặp thăm Đại tướng.
“Lúc đầu, một số cán bộ làm việc trong văn phòng Đại tướng không muốn cho tôi vào gặp vì Đại tướng đang bận rất nhiều việc. Tôi nói tên mẹ tôi và nhờ hai cán bộ vào nói lại. Vài phút sau, vợ chồng Đại tướng bước ra cửa. Nhìn thấy tôi, Đại tướng nói ngay bằng tiếng Tày Lục khảu vườn mà (nghĩa là “con vào đây!”), ông Trình kể.
Đại tướng nói chuyện với ông Trình bằng tiếng dân tộc Tày rất lưu loát khiến mọi người ngạc nhiên.
Đại tướng nhắc lại thời hoạt động ở Cao Bằng và cảm ơn sự che chở của gia đình ông Trình trong những ngày đó.
Năm 2007, mẹ ông Trình mất vì một tai nạn. Biết tin, Đại tướng đã gửi vòng hoa và điện chia buồn với gia đình.
10.000 ảnh Đại tướng sẽ được trao tặng tại điểm viếng Đồng Tháp Chiều 9.10, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Đoàn Quốc Cường cho biết lãnh đạo tỉnh đã chọn Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (P.4, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) làm địa điểm tổ chức chương trình viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chương trình bắt đầu từ 8 giờ ngày 10.10 và kéo dài đến 12 giờ trưa ngày 13.10. Điểm viếng mỗi ngày mở cửa đến 20 giờ. Các tổ chức, cá nhân không mang theo tràng hoa khi đến viếng. Ban tổ chức chương trình đã chuẩn bị 10.000 bức ảnh chân dung Đại tướng để tặng những người đến viếng. Quang Minh Nhật |
Trần Hiếu
>> Những bức ảnh quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Cựu chiến binh tại TP.HCM lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người có tầm nhìn chiến lược về khoa học - công nghệ
>> Báo chí Lào đưa tin tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
>> Video clip: Gặp người chụp ảnh riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Cận cảnh thi công đường vào nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bình luận (0)