|
Trong quá trình tiến hành tiêm chủng cần báo cáo kịp thời về Cục Y tế dự phòng những vấn đề cần giải quyết và Bộ Y tế cũng sẽ rút kinh nghiệm để chỉ đạo công tác tiêm chủng ngày một tốt hơn, ông Phu cho biết thêm.
Theo ông Phu, từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, đã có 36 tỉnh, thành phố triển khai tiêm lại vắc xin Quinvaxem tại 4 khu vực (miền Bắc: 15 tỉnh, thành phố; miền Trung: 5 tỉnh, thành phố; khu vực Tây nguyên: 4 tỉnh; miền Nam: 12 tỉnh, thành phố) và đã tiêm khoảng 300.000 liều.
Trong quá trình tiêm chủng, có một số trường hợp có phản ứng sau tiêm được ghi nhận chủ yếu là quấy khóc, sưng tại chỗ tiêm, sốt. Một vài trường hợp có biểu hiện tím tái, co giật. Tất cả các trường hợp đều đã được theo dõi xử trí kịp thời tại cơ sở y tế, các trẻ đều ổn định và ra viện.
Trường hợp trẻ tử vong 5 ngày sau tiêm tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã được xác định là tử vong do viêm phổi nặng.
Hiện cả nước có khoảng 17.000 điểm tiêm chủng, mỗi tháng có khoảng 400.000 trẻ được tiêm.
* Chiều 14.11, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Trung tâm y tế dự phòng TP.Hà Nội cho biết, 6/8 trẻ nhập viện sau tiêm Quinvaxem đã ra viện, hầu hết nhập viện do sốt cao, nổi ban dị ứng. Hai trường hợp khác đang ổn định chờ ra viện.
Với các ca nặng nhất (bé gái 10 tháng tuổi bị sốt co giật sau tiêm Quinvaxem sau đó có các cơn co giật động kinh) sau điều trị đang có diễn biến tốt hơn; không có bằng chứng khẳng định trường hợp này bị động kinh có nguyên nhân do vắc xin Quinvaxem.
Tin, ảnh: Liên Châu
>> Lo tai biến sau tiêm Quinvaxem
>> An toàn sau ngày đầu tiên tiêm trở lại vắc xin Quinvaxem
>> Lo ngay ngáy khi tiêm lại vắc xin Quinvaxem
>> Tiêm bổ sung vắc xin Quinvaxem cho trẻ
>> TP.HCM tiêm lại vắc-xin Quinvaxem từ 11.11
>> Hà Nội cẩn trọng khi tiêm lại Quinvaxem
Bình luận (0)