|
Đây là những bệnh lý thường gặp nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như: ợ chua, đau bụng, đau ngực, nuốt khó, buồn nôn, ho kéo dài, mất ngủ… Các triệu chứng này rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [1].
Lựa chọn thuốc điều trị
Hiện nay thuốc ức chế bơm proton là liệu pháp được ưu tiên hàng đầu do thuốc có thể điều trị tận gốc ức chế hoạt động của bơm proton, nơi sản sinh ra a xít dịch vị gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến viêm loét và các triệu chứng.
Các thuốc ức chế bơm proton hiện nay gồm có: omeprazole, esomeprazole, lanzoprazole... Nhiều sách giáo khoa y học và hướng dẫn điều trị khuyến khích lựa chọn thuốc ức chế bơm proton dựa trên đáp ứng thuốc như sự thuyên giảm triệu chứng, lành viêm qua nội soi và khả năng duy trì hiệu quả đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng [1].
Lưu ý dạng bào chế để nâng cao hiệu quả điều trị
Dạng bào chế đóng vai trò quan trọng để đảm bảo thuốc có thể phát huy tối đa hiệu quả. Các thuốc ức chế bơm proton đường uống có một số dạng bào chế như sau: viên nang, viên nén bao tan trong ruột, viên nén với cấu trúc đa tiểu vi hạt (thuật ngữ bào chế gọi là MUPS: Multi Unit Pellet System). Mỗi dạng bào chế có tính chất hấp thu khác nhau và từ đó có thể dẫn đến cách dùng và hiệu quả khác nhau. Ví dụ, viên nén MUPS là một dạng bào chế kỹ thuật cao. Mỗi viên nén MUPS khi uống vào sẽ nhanh chóng phân rã thành hàng nghìn vi hạt nhỏ, giúp thuốc được hấp thu triệt để, nhanh chóng tạo ra đáp ứng thuốc và duy trì hiệu quả dài hơn[2]. Ngoài ra, với tính chất phân rã nhanh của viên nén MUPS, những bệnh nhân khó nuốt có thể hòa viên thuốc với nước để uống; đối với những bệnh nhân nằm viện không nuốt được, bác sĩ có thể hòa viên thuốc trong ống thông dạ dày và bơm qua đường mũi cho bệnh nhân [3].
|
Như vậy, khi lựa chọn thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết a xít dịch vị cần lưu ý cả về dược chất lẫn dạng bào chế để nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo: 1. D.Longo, A.Fauci, McGraw-Hill Professional (2013), Harrison’s Gastroinenterology and Hepatology 2e - Sách giáo khoa quốc tế về các bệnh lý tiêu hóa - gan mật. 2. J.Aubert et al. Selfcare 2011;2(s1):1-14, Study about MUPS: An Advanced Formulation offering Flexibility and Predictability for Self Medication - Nghiên cứu về MUPS: Dạng bào chế cải tiến, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả cho bệnh nhân. 3. D.Messaouik et al. International Journal of Pharmaceutics 299 (2005) 65-72, Comparative study and optimization of the administration mode of three proton pump inhibitors by nasogastric tube - Nghiên cứu so sánh đường dùng của ba thuốc ức chế bơm proton qua ống thông dạ dày. |
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)