Tết nay buồn hơn tết xưa?

15/01/2014 05:00 GMT+7

Ngày tết đã cận kề và không quên mang đến nỗi niềm nhớ tiếc, hoài niệm muôn thuở: "Sao ngày trước, tết vui thế nhỉ?". Ngày xưa, mẹ luôn tất bật với bao việc trước tết nên không khí xuân lúc nào cũng rộn ràng khắp căn nhà nhỏ. Có lẽ vì thế mà cái tết cũng đậm đà hơn chăng?

Ngày tết đã cận kề và không quên mang đến nỗi niềm nhớ tiếc, hoài niệm muôn thuở: "Sao ngày trước, tết vui thế nhỉ?". Ngày xưa, mẹ luôn tất bật với bao việc trước tết nên không khí xuân lúc nào cũng rộn ràng khắp căn nhà nhỏ. Có lẽ vì thế mà cái tết cũng đậm đà hơn chăng?

Tết nay buồn hơn tết xưa ?

Câu chuyện xoay quanh chiếc bánh chưng sẽ dạy trẻ bài học dung dị đầu đời về lòng thành kính với tổ tiên và đất trời

Ấm áp như tết xưa

Đã là trẻ con thì làm sao giấu được nỗi hân hoan khi cái tết cứ tưng bừng ùa về qua nụ mai vàng bố “o bế” thật kỳ công, qua mâm ngũ quả sum suê tượng trưng cho sự no đủ, sung túc mà mẹ bày biện bằng sự kính cẩn kỳ lạ, cho đến cặp bánh chưng vuông vắn bố mẹ rưng rưng đặt lên bàn thờ tổ tiên đêm 30.

Thật ra, không khí xuân đã bắt đầu chộn rộn ngay từ khi bà và mẹ tất bật với mâm cơm cúng, với mũ mão và cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Chưa cần tới những lời răn dạy nhiều khi “khô như ngói” của bố mẹ, trí óc non nớt của con đã thấm nhuần bài học phải sống tốt, làm việc thiện bởi ông Táo sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng toàn bộ những điều con làm trong suốt một năm.

Ngẫm lại, với trẻ con, thật không gì chộn rộn, háo hức bằng việc đếm từng ngày, đợi tết gõ cửa nhà mình. Đó là những ngày hạnh phúc nhất trong năm của con nít, nhưng cũng là ngày bận rộn nhất của mẹ.

Hiện đại như tết nay

 

Người lớn hay thở dài vì tết nay dần dần kém vui, nhưng rồi cũng sẽ chóng quên vì bị guồng công việc cuốn đi. Chỉ có con trẻ là thiệt thòi hơn cả vì ký ức tết gần như trống rỗng.

Cho con trải nghiệm tết thật ra lại bắt đầu từ những việc rất đơn giản như nhặt lá mai, rửa lá dong, lá chuối, khai bút đầu xuân... để tết của con thêm trọn vẹn dù tay con có chút lấm lem hay quần áo vấy bẩn.

Hãy cùng Omo cho con yêu thêm giá trị tết, lấm bẩn lại càng hay!

Cuộc sống thay đổi từng ngày, hương vị tết trong mỗi gia đình trẻ ngày nay liệu có dần phai nhạt? Khi mà cuộc “chia tay cuối năm” với ông Táo được giản tiện hơn rất nhiều thì lũ trẻ cũng không còn niềm vui được tự tay thả những chú cá chép xuống sông để chú hóa rồng đưa ông Táo về trời.

Tết nay trở nên đơn điệu quá khi mà chỉ cần một cú nhấp chuột là nhà cửa được dọn sạch bóng, chỉ cần vài tiếng vòng vèo ngoài đường là đã có cái tết vẹn tròn với bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, giò lụa, bánh mứt kẹo, mâm ngũ quả, thậm chí đến nồi cá kho cũng có cả một làng mang tên Đại Hoàng (Hà Nam) phục vụ tận nơi!

Tết nay có còn làm trẻ con háo hức, chộn rộn hơn cả việc ngồi lướt máy tính bảng hay xem ti vi với hơn 100 kênh truyền hình giải trí? Mùi vị của tết có thấm đẫm quanh con khi mà con không biết vì sao bánh giày tròn mà bánh chưng lại vuông và càng không được nếm cảm giác sung sướng tột độ khi vớt chiếc bánh chưng bé xíu do đôi tay lấm lem làm ra?

Tết của trẻ con ngày nay có lẽ đã mất hẳn niềm vui mà tuổi thơ bố mẹ từng có được trong cảnh thiếu thốn và nghèo khó lúc xưa.

Ý kiến

“Cứ ngày tết, đứng trước bàn thờ tổ tiên, dâng nén tâm hương, mắt mẹ lại rưng rưng. Với mẹ, việc chuẩn bị tết chu đáo, kỹ càng thể hiện lòng thành kính với hương linh tiên tổ. Tôi đã được mẹ chỉ bảo cặn kẽ suốt những năm tuổi thơ, chính vì vậy 16 năm nay, tôi vẫn tự tay làm mọi thứ để đón tết”.

Phan Minh Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội)

“Mặc dù một số công việc chuẩn bị tết như các cụ ngày xưa không còn, nhưng không thể nói tết nay buồn hơn tết xưa được. Sát tết, cả nhà rủ nhau đi siêu thị sắm tết cũng vui chứ! Mỗi thời mỗi khác, đơn giản, gọn nhẹ là điều nên làm khi tết đến. Cả năm đã quá bận rộn với công việc và học hành rồi còn gì!”

Bùi Thị Hoàng Anh (Q.2, TP.HCM)

“Tôi thấy cũng không cần thiết phải đòi hỏi tết nay giống hệt tết xưa, cũng không nên so sánh nặng nề quá. Do hoàn cảnh xã hội đã rất khác, tất cả nằm ở thái độ của mỗi người mà thôi. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn ủng hộ việc hướng con trẻ biết trân quý những giá trị tết truyền thống bằng cách này hay cách khác”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Thiên Lam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.