(TNO) Ngựa là một trong những loài động vật quen thuộc được con người thuần hóa và gắn liền đời sống con người. Hình tượng con ngựa xuất hiện khắp nơi trong các câu chuyện thần thoại, tín ngưỡng, nghệ thuật, chiến tranh và trong đời sống thường ngày.
|
Hình ảnh con ngựa đầu tiên được khắc trên các viên đá vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên ở xứ Elam (bây giờ là Iran và một phần của Iraq).
|
Do gắn kết với con người trong công việc và nghệ thuật, ngựa dễ dàng có chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử.
Phục vụ cho con người trong chiến tranh, đi lại, sản xuất, nông nghiệp và nhiều thứ khác, ngựa đã trở thành một trong những loài động vật đóng góp nhiều nhất cho nền văn minh nhân loại.
Trong nền văn hóa phương Đông-Tây, ngựa đều có điểm tương đồng là biểu tượng cho: chiến tranh, quyền lực, sự duyên dáng, vẻ đẹp, quý phái, tự do…
Trong văn hóa người Celt (800-450 trước công nguyên), một nhóm đa dạng các bộ lạc thời kỳ đồ sắt và hý vang La Mã ở châu u, ngựa là biểu tượng của chiến tranh, sự chiến thắng, xâm lược và trường thọ.
Người Celt tin rằng ngựa là mãnh thú của thần mặt trời.
Còn người Hy Lạp cổ đại cũng xem ngựa là biểu tượng chiến tranh, quyền lực, chiến thắng và danh dự.
Trong truyền thuyết Hy Lạp, ngựa do Thần biển cả tạo ra và sau đó trao cho Diêm Vương và Thần chiến tranh sở hữu.
Do đó, người Hy Lạp cổ đại có phong tục hiến tế một con ngựa cho Thần chiến tranh vào tháng 10 hằng năm rồi giữ lại phần đuôi. Phần đuôi được xem là dấu hiệu của sự sinh sản và hồi sinh.
Đối với người Hindu ở Ấn Độ, ngựa được tin là hiện thân của vị thần Vishnu của đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Đức Phật trong Phật giáo được cho là cưỡi một con ngựa trắng và ngựa có nhiệm vụ chở kinh Phật.
Còn trong văn hóa phương Đông, ngựa là một trong số 12 con giáp, là biểu tượng của sự trung thành và tận tụy, tài lộc, thành công, hình ảnh ngựa tung vó hí vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh, tự do và thanh khiết.
Hình tượng ngựa cũng là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ.
Chẳng hạn, Trung Quốc có họa sĩ nổi tiếng Từ Bi Hồng (1895-1953) chuyên vẽ về ngựa với bức tranh nổi tiếng ngựa phi của ông.
Phúc Duy (tổng hợp)
>> Người đóng yên ngựa duy nhất ở Đà Lạt
>> Tết Giáp Ngọ, ngựa giấy bạc triệu đắt hàng
>> Dấu xưa xe ngựa đường Thiên Lý
Bình luận (0)