Điều trị bệnh trĩ ngoại

04/03/2014 09:30 GMT+7

Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh trĩ ngoại không hề khó nếu như bệnh nhân được kết hợp các phương pháp ngoại khoa với phương pháp nội khoa chính xác.

 Trĩ ngoại 1

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,...

Vị trí và cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo gồm: một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).

Dấu hiệu nhận biết:

- Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.

- Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.

 - Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Phương pháp nội khoa (dùng thuốc)

Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống (viên nén, viên nang) và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.

Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.

Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại thuốc đạn đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.

Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,…

Thuốc Y học cổ truyền. Theo  “Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền có hiệu quả,  không chỉ triệu chứng mà điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh ”, BS CKII Hoàng Đình Lân_Tổng thư ký Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, giải thích: “Điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương, các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài ra, bản thân người bệnh phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc”.

Phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại

 Trĩ ngoại 2

Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,... Song đối với bệnh trĩ ngoại, chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây, có các cơ quan thụ cảm, gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ, do đó các phương pháp còn lại không được áp dụng.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định:

1. Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.

2. Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở.

3. Nếu chọn khâu đóng: Khâu đóng hai theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ. Đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

4. Cắt trĩ khâu đóng

Quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn luôn được tuân thủ. Phần trĩ ngoại, có thể được để lại, dần dần sẽ bị teo khi uống thuốc khi sự thông nối với phần trĩ nội đã bị cắt đứt.

Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. Đặc biệt lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận đã có trường hợp tử vong vì phẫu thuật ở các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Sử dụng thuốc vẫn là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ hiện nay. Y học cổ truyền với nhiều bài thuốc cổ phương, ví dụ như Hoè giác tán, Hoè giác hoàn, có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.

Thuốc tiêu trĩ Safinar kết hợp hài hòa các vị thuốc Hòe giác, Địa Du, Phòng Phong, Chỉ Xác, Hoàng Cầm và Đương Quy về hàm lượng các thành phần cũng như quy trình bào chế giúp không chỉ giữ nguyên tác dụng của từng vị thuốc mà còn tăng cường tác dụng lẫn nhau. Vì vậy, thuốc tiêu trĩ Safinar nhanh chóng trị hết bệnh, trị dứt điểm, không để bệnh tiến triển nặng, ngăn tái phát bệnh hiệu quả lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người dùng.

 Trĩ ngoại 3

Sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar sớm ngay khi có các triệu chứng để bệnh được trị dứt điểm, nhanh chóng, không bị tái phát, người bệnh vừa nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu, mệt mỏi vừa không còn lo sợ nguy hiểm tới tính mạng.

ĐT tư vấn: 043.990.6195 -  0436686226 Website: www.tribenhtri.vn

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> Ăn uống trị bệnh trĩ
>> Chủ động phòng ngừa bệnh trĩ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.