>> Dỡ gỗ sưa đình làng đem bán
>> Dỡ bỏ công trình kiến trúc xâm hại di tích lịch sử Nước Oa
>> Hiện vật 'lạ' ở đền Phù Đổng: Kiểm điểm trách nhiệm Ban Quản lý di tích đền
>> Tranh chấp tại di tích kiến trúc nghệ thuật Hội An
|
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Đức Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết đã lấy lời khai của những người liên quan đến vụ bán gỗ sưa ở đình thôn Cựu Quán tối 2.2. Trong số đó, người mua số gỗ sưa kể trên được xác định là nguyên nhà sư trụ trì chùa ở thôn Cựu Quán Thích Diệu Bản cũng đã được mời làm việc lấy lời khai.
Theo đó, hiện sư thầy Thích Diệu Bản đang làm trụ trì tại chùa Bát Phúc thuộc xã Tân Lập, huyện Đan Phương, Hà Nội (cách chùa Cựu Quán chừng 3 km - PV). Thầy Bản khai, mua số gỗ sưa trên để về làm… kỷ niệm. Tuy nhiên, sau khi trả đủ 1,2 tỉ đồng bằng 3 cuốn sổ tiêt kiệm có giá trị lần lượt là 500 triệu đồng, 200 triệu đồng, 300 triệu đồng cộng với số tiền mặt là 200 triệu đồng (tất cả là tiền mệnh giá 500 nghìn đồng), sư thầy cho ô tô chở số gỗ quý trên về đến chùa Bát Phúc đã bán lại cho nhóm người lạ mặt.
|
Xác nhận với Thanh Niên Online, sư thầy Thích Diệu Bản khẳng định, đã bán số gỗ sưa mua được từ đình thôn Cựu Quán bằng đúng số tiền đã bỏ ra mua là 1,2 tỉ đồng.
Thưa thầy, thầy có biết việc mua bán gỗ sưa bị cấm ?
Tôi chỉ biết nó có giá trị. Các cụ có nhu cầu bán lấy tiền để mở rộng khuôn viên đình thì tôi giúp các cụ mua thôi. Tôi cũng muốn là của đình thì giữ mua làm kỷ niệm, thế thôi, chứ tôi chả biết là bị cấm. Tôi nghĩ, cấm là cấm khai thác ở rừng ở núi thôi. Chứ cái này gỗ nó mục rồi thì cũng thành củi thôi. Các cụ sửa sang lại thì thống nhất, ban ngành chính quyền thống nhất, ban bệ ký kết đầy đủ, thấy bán thì tôi mua thôi.
Theo quy định thì đình thuộc quyền quản lý của xã. Nhưng trường hợp này, thầy không mua của xã mà lại mua của Hội cựu chiến binh, như vậy có đúng?
Đình Cựu Quán, theo tôi biết từ xưa đến nay là toàn các cụ trông coi chứ chả có xã nào trông nom. Đình đấy toàn các cụ trong ban khánh tiết với dân thôn chúng tôi trông nom cả. Ngày xưa hậu cung đình sập xuống phải lấy que chống, tôi cũng là người giúp đỡ các cụ quyên tiền sửa chữa chứ chả có xã nào trông nom và cho tiền sửa chữa ở đấy cả.
Kể cả chùa cũng vậy. Hồi chưa làm mới, nó cũng đổ sập đến nơi rồi. Phật phải mặc áo mưa. Thầy trò chúng tôi cũng đều phải tự thân vận động sửa chữa chứ chả có xã nào cho cái gì ở đấy.
Đình và chùa Cựu Quán không có chúng tôi lăn lộn xây sửa thì nó là đống đổ nát rồi, chứ nó không còn như bây giờ.
Xin hỏi, số tiền mua gỗ sưa ở đình thôn Cựu Quán là tiền công đức hay là tiền riêng của thầy ?
Đấy là tiền tôi đi cúng đi lễ, các gia chủ người ta biếu tôi. Và tiền tôi đi làm, tôi có lương hàng tháng, tôi tích góp nhiều năm nay.
Trước khi các cụ bán cho tôi cũng có nhiều người đến để xem. Nhưng các cụ bảo bán là không muốn rùm beng, bảo tôi là bán cho thầy chứ không muốn bán ra ngoài. Các cụ thống nhất bán cho tôi.
Nhưng khi tôi mua xong chở về bên này thì xuất hiện một số người nói là: Thầy mua mất của chúng tôi, công chúng tôi đã theo bao lâu. Những người ấy yêu cầu tôi bán chia cho chúng tôi mỗi người một ít. Tôi nói với họ tôi mua có giấy có tờ làm vật kỷ niệm của đình. Họ bảo chúng tôi theo đuổi gần một năm nay bây giờ thầy mua mất. Tôi không đồng ý chia thì họ sừng cồ lên, gây áp lực như thế, tôi buộc phải nói chồng đủ 1,2 tỉ đồng ra mới bán lại cho.
Họ có sáu bảy người, tôi sợ quá, phải bán, không khéo thầy trò mất mạng vì mấy cục gỗ mục. Sau khi họ chồng đủ tiền thì chuyển gỗ đi thôi. Tôi chả có mục đích buôn bán gì cả.
Bây giờ số gỗ sưa ấy ở đâu tôi cũng chả tìm được. Lần đầu tiên gặp, tôi cũng không biết họ là ai.
Sao lúc đó, thầy không báo công an ?
Tôi rất sợ. Việc như thế mà đi báo công an thì để cho nó rùm beng lên à.
Khoản tiền 1,2 tỉ là không ít, phải mất bao công tích góp, mà thầy lại đem đi đi mua gỗ mục, nhỡ không dùng được thì mất oan không?
Bốn tấm gỗ đó là gỗ đã có chỗ bị mục rồi. Các đệ tử tôi cũng thấy nó là rác, mục rồi. Tôi lên mạng cũng thấy các cụ bảo là gỗ sưa, nó quý thì mục cũng phải thấy là dùng được chứ không mua làm gì.
Kiều Trinh – Lê Quân
Bình luận (0)