Máy bay Malaysia mất tích: Vệt dầu loang ngày càng lớn và bất thường

09/03/2014 11:15 GMT+7

* Vẫn chưa xác định được vị trí máy bay mất tích (TNO) Vết dầu loang bất thường trên biển mà lực lượng cứu hộ Việt Nam phát hiện hôm qua đã ngày càng loang rộng hơn trong sáng nay 9.3.

* Vẫn chưa xác định được vị trí máy bay mất tích

(TNO) Gần 9 giờ sáng nay 9.3, máy bay AN 26 số hiệu 286 của Lữ đoàn không quân 918 đã bay vào vùng tìm kiếm máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines và tiếp cận với vệt màu sẫm bị nghi ngờ là vệt dầu loang.

Bằng mắt thường, có thể thấy qua một đêm, vệt màu sẫm kéo dài thêm và có dấu hiệu bất thường.

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường1
Vệt màu sẫm được nghi ngờ là dầu ngày càng lan rộng và kéo dài

 

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường2
 Ảnh chụp trên ra đa xác định vị trí dầu loang

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường34
Tổ bay của máy bay AN 26 số hiệu 286 bay ra vịnh Thái Lan tìm kiếm máy bay bị nạn vào sáng 9.3

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường4
Khi máy bay vào vùng tìm kiếm, đại tá Đỗ Đức Minh hướng dẫn chi tiết vùng tìm kiếm cho phóng viên dễ hình dung

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường5
Thượng tá Phùng Trường Sơn đã có hai lần tiếp cận khá gần với hình ảnh vệt loang

Vệt nghi ngờ dầu loang ngày càng lớn và bất thường6
Tàu bè qua lại ở vùng biển nghi vấn máy bay bị nạn

Lan rộng và dài hơn

 

Một chuyến bay tốn 90 - 100 triệu đồng tiền xăng dầu

Thượng tá Phùng Trường Sơn cho biết tổng chiều dài từ điểm xuất phát đến điểm đích của máy bay trong hành trình cứu nạn khoảng 1.300 km. Với quãng đường này, máy bay tiêu tốn khoảng 4 tấn xăng Jet A1, với giá trị 90-100 triệu đồng.

Thượng tá Phùng Trường Sơn, người có nhiệm vụ dẫn đường và là người tiếp cận vệt dầu loang vào chiều 8.3, cho biết vệt loang lớn gấp bốn lần và kéo dài hơn trước rất nhiều, ước tính khoảng 80 km.

“Vệt loang có chiều hướng trôi về phía Tây. Theo kinh nghiệm của tôi thì vệt loang có nhiều điểm rất bất thường trên mặt biển nhưng không thể nói chính xác chất gì nếu quan sát bằng mắt thường. Có lẽ cần múc lên để phân tích mới biết đó là cái gì”, thượng tá Sơn nói.

Lúc này, tổ bay đã xin ý kiến của đại tá Đỗ Đức Minh, Phó tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân, có mặt trên chuyến bay. Hai phương án được đưa ra: thứ nhất, máy bay sẽ vòng lại vệt được nghi dầu loang với thời gian 25 phút, sau đó về Cần Thơ để tiếp nhiên liệu rồi vòng lại; thứ hai là chỉ tiếp cận điểm loang khoảng 10 phút sau đó bay thẳng về Tân Sơn Nhất.

Thượng tá Sơn cho biết lúc này lượng dầu còn lại không cho phép máy bay ở lại quá lâu nếu còn muốn bay về sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Đỗ Đức Minh đã chọn phương án thứ hai, tức là tiếp cận nhanh chóng điểm loang rồi bay về Tân Sơn Nhất. Đồng thời ông Minh cũng chỉ thị bộ phận điện đài báo cho chiếc máy bay thứ hai do thượng tá Vũ Đức Long làm cơ trưởng đang trên đường ra vùng tìm kiếm.

“Thông báo cho máy bay sau ra tiếp cận thẳng vệt loang rồi đưa ra phương án tiếp cận để đỡ mất thời gian”, ông Minh lệnh.

Máy bay Malaysia đang tìm kiếm ở tầng thấp

Trước đó, vào khoảng 7 giờ sáng, chiếc AN 26 số hiệu 286 là chiếc đầu tiên trong số ba chiếc bay ra vùng tìm kiếm trong buổi sáng ở vịnh Thái Lan, nơi được nghi ngờ chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị nạn. Trên tàu bay, ngoài phi hành đoàn gồm 7 người còn có một số phóng viên của các báo.

Nhiệm vụ của chuyến bay này vẫn tiếp tục tìm kiếm máy bay bị mất tích. Khi phát hiện ra, đoàn tìm kiếm sẽ bắn pháo hiệu lôi kéo vào khu vực tìm kiếm, đồng thời đưa ra những phương án hỗ trợ người ở máy bay bị mất tích.

Thượng tá Lê Đăng Quyền, giáo viên thông tin hàng không, cho biết máy bay AN 26 có thể bay độ cao tối đa 6.000 mét và tối thiểu ở mức 500 mét nếu bay ở biển, 200 mét nếu bay trong đất liền.

Ông Quyền cho bay lý do độ bay tối thiểu ở ngoài biển cao hơn vì tàu thường hay gặp các dàn khoan, tàu cá rất cao. Nếu bay quá thấp máy bay sẽ gặp nguy hiểm.

Theo thượng tá Hoàng Văn Phong, cơ trưởng AN 26 số hiệu 286, khi vào đến tọa độ tìm kiếm dù muốn hạ cánh để tìm kiếm rõ hơn như phương án sở chỉ huy đưa ra nhưng khu vực tìm kiếm ở tầng thấp 1.500 mét có hai máy bay của Malaysia đang tiến hành tìm kiếm nên máy bay Việt Nam không thể xuống được.

“Đã nhiều lần tôi thông tin cho phía Malaysia để xin bay thấp nhưng tín hiệu truyền đi không rõ, nên có thể họ không nhận được”, ông Phong trao đổi với tổ bay.

Do không thể bay xuống thấp nên trong khi đi vào vùng tìm kiếm, chiếc AN 26 số hiệu 286 phải giữ độ cao hơn 2.000 mét đến 3.000 mét để bảo đàm an toàn.

Đúng 10 giờ 30 phút, chiếc AN 26 số hiệu 286 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, kết thúc việc tìm kiếm trong sáng 9.3.

Bài, ảnh: Trung Hiếu

>> Rúng động vì máy bay mất tích
>> PV Thanh Niên trong hành trình tìm kiếm máy bay mất tích: Bí ẩn trong chiếc iPad
>> Phó thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Malaysia vụ máy bay mất tích
>> PV Thanh Niên trong hành trình tìm kiếm máy bay mất tích: Xác định 2 vệt nghi dầu loang
>> Vợ con doanh nhân Malaysia nổi tiếng trên máy bay mất tích
>> Máy bay Malaysia mất tích: Mất liên lạc sau khi cất cánh chỉ 50 phút
>> Có 16 máy bay và 35 tàu tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
>> Máy bay Malaysia mất tích: Hải quân vùng 5 chưa phát hiện dấu vết nào

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.