'Cháy' vắc xin, phụ huynh lo dịch bệnh

10/03/2014 15:28 GMT+7

(TNO) Đến sáng nay 10.3, nhiều điểm tiêm dịch vụ vẫn báo hết các vắc xin cho trẻ em: thủy đậu, cúm, vắc xin phối hợp: “6 trong 1”, “5 trong 1”. Nhiều cha mẹ lo lắng vì con không được tiêm đúng lịch.

(TNO) Đến sáng nay 10.3, nhiều điểm tiêm dịch vụ vẫn báo hết các vắc xin cho trẻ em: thủy đậu, cúm, vắc xin phối hợp: “6 trong 1”,  “5 trong 1”. Nhiều cha mẹ lo lắng vì con không được tiêm đúng lịch.

>> Trách nhiệm về tiêm chủng vắc xin
>> Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
>> Thanh tra hoạt động tiêm chủng
>> Đưa thêm một số vắc-xin vào chương trình tiêm chủng mở rộng
>> Phụ huynh giẫm đạp lên nhau để nộp phiếu tiêm chủng

Chị Lan có con 4 gái tháng tuổi cho biết, vì lo lắng tiêm vắc xin Quinvaxem “5 trong 1” bị tai biến nên gia đình cho cháu đi tiêm dịch vụ. Nhà cách điểm tiêm khá xa, đi taxi đi hết hơn trăm ngàn/lượt nhưng đến phòng tiêm chủng dịch vụ của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội thì mới biết vắc xin “5 trong 1” dịch vụ đang hết. “Toàn thành phố không còn, phải chờ, nhân viên phòng tiêm chủng cho biết”, chị Lan thuật lại. “Bé nhà tôi đã tiêm mũi 1, lần này đến hẹn tiêm mũi hai thì hết, không biết khi nào có vắc xin. Nếu tiêm không đủ, sợ không có tác dụng phòng bệnh”, chị Lan lo lắng.

Cùng băn khoăn này, vợ chồng anh Trung nhà ở phố Kim Ngưu cho con đi tiêm tại điểm tiêm chủng dịch vụ thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (phố Lò Đúc) phàn nàn: “Tôi cho con gái đi tiêm thủy đậu từ trước Tết đến giờ mà vẫn chưa được, vắc xin này hết mấy tháng rồi, bây giờ đang có các ca thủy đậu. Bọn trẻ phải đi mẫu giáo rất dễ lây bệnh cho nhau nếu không được tiêm”.

“Cháy” vắc xin, phụ huynh lo dịch bệnh

“Cháy” vắc xin, phụ huynh lo dịch bệnh
Nhiều bệnh gây dịch hết vắc xin - Ảnh: Ngọc Thắng chụp ngày 10.3 tại điểm tiêm dịch vụ của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư

Các vắc xin dịch vụ giá khá đắt: 400 - 440.000 đồng/mũi tiêm phòng thủy đậu. Vắc xin “5 trong 1” (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt) và “6 tro ng 1” (phòng 6 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) có giá khoảng 600.000 - 700.000 đồng/mũi tiêm. Nhiều gia đình đã chấp nhận tự chi trả tốn kém nhưng vẫn chưa hết lo vì “Hết vắc xin, tiêm không đúng lịch hẹn không biết có tác dụng phòng bệnh hay không?”, Chị Dung, nhà ở quận Đống Đa băn khoăn.

GS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, để đối phó với các dịch bệnh cần chủ động tuyên truyền cho người dân tiêm phòng vào thời điểm phù hợp. Vì để phòng dịch hiệu quả, cần tiêm chủng 2 - 3 tháng trước mùa dịch. Đồng thời các đơn vị phân phối, nhập khẩu và cơ quan y tế cần phối hợp để có dự trù vắc xin phù hợp với nhu cầu người dân.

“Dự báo vắc xin là khó vì nhu cầu khác nhau từng năm. Tuy nhiên cần có sự hợp tác tốt giữa cơ quan quản lý, nhà nhập khẩu phân phối để có thể chủ động hơn, không nên để việc thiếu vắc xin kéo dài. Với loại tiêm một mũi không sao nhưng một số cần tiêm 2 - 3 mũi, mỗi mũi thường cách nhau 1 - 3 tháng. Một số vắc xin nếu các mũi tiêm cách lâu hơn 6 tháng thì nên tiêm lại từ đầu. Trong trường hợp này sẽ gây tốn kém và tâm lý lo lắng cho các gia đình”.

Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho rằng, việc người dân chủ động tiêm phòng rất cần khuyến khích vì nhà nước chưa đủ nguồn lực bao cấp hết. Vì vậy, các cơ quan quan lý cũng đang tìm các giải pháp hữu hiệu hơn đảm bảo nhu cầu cho người dân. Việc này góp phần giảm nguy cơ gia tăng dịch bệnh trong cộng đồng cũng là giảm phí từ ngân sách cho phòng chống dịch bệnh.

Liên Châu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.