|
Nếu không kịp thời bù đắp nước và điện giải, kết hợp các biện pháp hạ nhiệt môi trường và thân nhiệt như dùng quạt hoặc máy điều hòa nhiệt độ, đặc biệt là bổ sung các món ăn uống thanh đạm giải nhiệt cơ thể… sẽ dễ tổn thương sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ.
Mùa nóng lắm bệnh
|
Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bị giãn các mạch máu dưới da, tăng tiết mồ hôi, người nhanh mệt, sức đề kháng giảm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước và điện giải. Những bệnh lý thường mắc trong mùa nắng nóng là hô hấp, tiêu chảy, rôm sảy, tay chân miệng, say nắng, ngạt nước... Khi trời nắng nóng, nhu cầu sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ thấp thời gian kéo dài, hoặc để quạt thổi thẳng vào người dễ làm khô niêm mạc đường hô hấp, nhiễm lạnh nên dễ mắc bệnh hô hấp. Chưa kể trời nắng nóng, hay uống nước đá nên dễ bị viêm họng. Thức ăn trong mùa nắng nóng dễ gây bệnh tiêu chảy cấp do nhiệt độ và độ ẩm cao, là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với tay chân trẻ bệnh, nguồn nước, thức ăn bị ô nhiễm khi thời tiết nắng nóng, mà thức ăn, nguồn nước dễ nhiễm khuẩn nên trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng tăng. Vì vậy, cần phải biết cách chọn thực phẩm an toàn để tăng sức đề kháng, hạn chế ốm đau trong mùa hè.
Trà khổ qua Cầu Tre - an toàn, giải nhiệt
Uống để giải khát thì ai cũng biết rồi, nhưng uống để giải nhiệt thì không phải ai cũng am hiểu. Để bổ sung lượng muối và nước mất đi do ra mồ hôi, hằng ngày cần uống từ 1,5 - 2 lít nước. Nếu làm việc ngoài trời nóng hay trong hầm lò thì lượng nước cần bổ sung nhiều hơn.
Đại diện danh sách món ngon giải nhiệt là mướp đắng, hay khổ qua theo tiếng miền Nam là loại cây dây leo thuộc họ bầu bí, có quả màu xanh mướt với vị đắng đặc trưng, được trồng ở khắp các tỉnh của nước ta. Khổ qua tính hàn, có công dụng tiêu viêm, giải khát, mát tim, sáng mắt, bổ khí, không dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh). Ngoài ra, theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố GS Đỗ Tất Lợi, Chủ tịch Hội Dược liệu Việt Nam, khổ qua được dùng như bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, chữa ho, rôm sẩy (trang 735). Tuy nhiên, cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác không mong muốn, làm giảm hiệu quả điều trị.
Trà khổ qua Cầu Tre được chế biến từ những trái khổ qua tươi, rửa sạch, cắt lát, sấy khô, không tẩm ướp bất kỳ hóa chất hay hương liệu gì. 16 kg khổ qua tươi mới làm ra được 1 kg trà, nên Trà khổ qua Cầu Tre có mùi thơm tự nhiên, vị đắng thanh nhẹ, hậu ngọt, đậm đà. Có thể bạn chưa biết Trà khổ qua Cầu Tre có thể dùng thay khổ qua tươi để chiên, xào, nấu canh, nấu nước tắm. Thậm chí xác trà khổ qua cũng có thể tận dụng để chế biến thành món ăn thanh nhiệt, bổ dưỡng. Trà khổ qua Cầu Tre có dạng cắt lát và cả túi lọc tiện dụng mọi lúc mọi nơi, không chỉ phù hợp làm quà tặng dịp lễ tết mà còn là món ngon bài thuốc trong bữa ăn hằng ngày.
Lan Hằng
Bình luận (0)