Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất
Tôi nhận thấy Hội nên đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các chương trình, dự án nhận hỗ trợ cho các nhóm, mô hình kinh tế của thanh niên dân tộc, tư vấn giúp họ tìm kiếm, lựa chọn giống mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất.
Hiện có nhiều chương trình đưa trí thức trẻ về vùng sâu vùng xa hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, xã hội. Cũng từ mô hình này, tôi mong muốn Hội LHTN VN đứng ra làm cầu nối, có riêng chương trình kết nối nhà khoa học, kỹ sư và doanh nhân trẻ tư vấn dài hạn, đầu tư dài hạn cho thanh niên dân tộc tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đưa sản phẩm ra thị trường… là cách hỗ trợ thanh niên thiết thực nhất. Hiện tại, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ở miền núi rất khó khăn khi mối quan tâm lớn nhất của họ vẫn là nghề nghiệp, việc làm. Nếu giải quyết được nhu cầu này, tổ chức Hội sẽ có sức thu hút, hấp dẫn thanh niên. |
Pờ Hùng Sang
(Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam H.Mường Nhé, Điện Biên)
Kết nối đội, nhóm tình nguyện tự phát
Tôi nhận thấy Hội LHTN VN nên chủ động và đẩy nhanh tiếp cận, tập hợp và kết nối với các đội, nhóm, câu lạc bộ đang còn đứng ngoài Đoàn, Hội. Có thể thấy trong Năm thanh niên tình nguyện 2014, các hoạt động tình nguyện được thiết kế theo chủ đề hằng tháng, hằng quý, thậm chí là định hướng địa bàn cụ thể để mỗi chương trình, hoạt động tình nguyện tập trung, có hiệu quả chiều sâu, không dàn trải. Ở các đội, nhóm, câu lạc bộ tình nguyện tự phát luôn có sự biến động lớn về số lượng tình nguyện viên, thủ lĩnh dẫn dắt và tổ chức hoạt động. |
Nguyễn Thị Quỳnh Oanh
(Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Hope Hà Nội)
>> Thư gửi đại hội
>> Thư gửi Đại hội
>> Thư gửi Đại hội Đoàn
Bình luận (0)